Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Hướng dẫn cách làm lồng bẫy chim chào mào

Cách làm lồng bẫy chim chào mào

Ai cũng muốn có 1 cái lồng bẫy đẹp, gọn để thuận tiện cho việc sách đi bẫy ở những nơi xa xôi. 1 chiếc lồng bẩy tốt sẽ hỗ trợ thêm cho chú chim mồi dễ dàng bắt được chào mào bổi. Vì thế bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn đam mê thú chơi bẩy chào mào, có thể tự tay làm lồng bẩy chào mào cho riêng bản thân.

I. Chuẩn bị dụng cụ làm lồng bẫy chào mào

1. Kìm cắt

2. Kìm bấm: nên dùng loại kìm có tiết diện mỏng (khoảng 5-8mm), loại kìm thường đi kèm trong phụ tùng của các xe máy.

3. Nguyên liệu:

- Khung vợt cầu lông cũ (phải còn nguyên khung và cán): cái này để làm khung chính cho lồng, trên cơ sở này ta có thể tạo ra một khung lồng cân đối, đẹp, gọn nhẹ (ý tưởng mới của mình, đã làm thành công 02 cái và rất hiệu quả);

- Dây kẽm W 2mm: khoảng 4-5m;

- Dây kẽm W 1,5mm: khoảng 2-3m;

- Dây kẽm mảnh (dùng để cột cố định);

- Lõi dây điện thoại (cũ): dùng để đan nan lồng;

- Keo 502.

II. Cách làm lồng bẫy chào mào

1. Tạo khung lồng:

Bước 1: Khoan các lỗ định vị chính trên khung vợt: thông thường mỗi khung vợt cầu lông có tất cả 72 lỗ để đan lưới và nếu chia khung vợt làm đôi tính từ tâm cần đến đầu vợt thì mỗi bên có 36 lỗ.

- Khoan lỗ thứ nhất (dùng mũi khoan 2mm): chính giữa tâm cần vợt và khung tròn (để xỏ dây kẽm sườn mái lồng).

- Khoan lỗ thứ 2: giữa lỗ số 7 và 8 (tính từ cần vợt ra): dùng để định vị khung gắn các lò xo (sẽ hướng dẫn chi tiết sau) 

- Khoan lỗ thứ 3: giữa lỗ số 10 và 11(tính từ cần vợt ra): để xỏ khung sườn ô van trên

- Khoan lỗ thứ 4: giữa lỗ số 18 và 19(tính từ cần vợt ra): để xỏ khung sườn giữa

- Khoan lỗ thứ 5: giữa lỗ số 28 và 29(tính từ cần vợt ra): để xỏ khung sườn ô van đáy

Sau khi đã khoan xong các lỗ định vị chính, các bạn khoan tiếp 4 lỗ giữ lỗn thứ nhất và thứ 2 (mỗi lỗ cách nhau 1,5mm để sau này ta xỏ nan mái lồng qua)

Lưu ý: khoan đều hai bên khung tròn của vợt nhé, tránh trường hợp lệch lồng khi vào khung.

Bước 2: Uốn khung sườn trên và khung sườn đáy:

- Dùng kẽm 2mm duỗi thẳng, cắt một đoạn dài 100 cm (tức 1m) dùng búa gò cho thật thẳng và uốn thành hình ô van với chiều rộng là 16,5 cm và chiều dài là 40 cm (các bạn có thể làm khuôn hoặc dùng ống sắt tròn có đường kính khoảng 12-15 cm để uốn cho đều). Nhớ để mối nối lệch tâm khoảng 3-4 cm nhé.
Cá Cảnh
khung bầu dục đáy lồng có chiều dài 80cm cung chia làm 4 phần và được hình ntn


- Dùng kẽm 2mm duỗi thẳng, cắt một đoạn dài 65 cm uốn thành hình ô van với chiều rộng là 12 cm và chiều dài là 23 cm (cách làm như trên).

Sau khi uốn nắn cho thật đều hai khung, các bạn nhớ đánh dấu tâm dọc và ngang của khung để khi ráp cho đều nhé.

Cá Cảnh
Hình thân lồng có 2 cạnh bện dài 16cm đáy 16cm và mặt trên 20 cm và uốn được hình như hình, gồm 2 thanh như thế nhé.


Cá CảnhĐường chạy dài mặt lông bẫy có chiều dài dài hơn hình bầu dục của lụp 1 tý để có thể uốn hơi vòm


Cá Cảnh
Thanh ở đầu lồng bẫy



Cá Cảnh
Thanh để cheo lồng bẫy


Bước 3: Ráp khung sườn trên và đáy vào khung vợt:

- Cho khung sườn trên vào lỗ khoan số 3, nhớ để mối nối lệch khung 2-3 cm sau đó các bạn dùng ống nhựa cứng (hoặc ống thép càng tốt) để nối mối nối (tôi thường dùng ống nhựa của cây kẹo mút mà trẻ em hay ăn ý để nối), khi ráp vào nhớ co một ít keo 502 thì ok luôn.

- Cho khung sườn đáy vào lỗ khoan thứ 5 (cách làm giống như trên).
- Định vị khung sườn trên cho đúng tâm rồi bẻ gập hai đầu với góc từ 85-95 độ là đẹp.

- Cắt chóp đáy của khung vợt, phần giữa lỗ vợt thứ 29 để bắt thanh ngang của đáy lồng 

- Tiếp theo luồn đoạn kẽm 2mm qua lỗ thứ nhất (chính tâm khung vợt) để bắt khung sường mái lồng

- Bắt tiếp bốn khung chống hai bên khung lồng cho khung chắc chắn, rồi bắt tiếp thanh dọc dưới đáy để cố định đầu khung sườn trên và khung sườn đáy

Như vậy là ta đã có khung lồng cơ bản, cân đối và đẹp

Cá Cảnh
2. Làm lò xo và giá đỡ lò xo:

Bước 1: Làm lò xo:

- Trước tiên các bạn kiếm một, hai cái lốp xe máy cũ (nên tìm loại lốp không ruột của các loại xe đời mới thay ra, vì lốp này có triên xe cứng, dẻo và đẹp); dùng dao bén lóc lớp cao su vành ngoài để lấy triên xe, mỗi bên triên có 03 vòng dây, mỗi dây dài khoảng 2-3m).

Lưu ý: phải lấy triên sống nhé, nếu đốt lốp thì triên sẽ mất cứng và chỉ như dây kẽm mà thôi, không dùng được.

- Tiếp theo các bạn làm một cái cỡ để uốn lò xo bằng cách dùng một thanh gỗ 3x3cm hoặc tấm ván có độ dày 2cm; cắt một cộng thép W 2mm dài khoảng 2,5-3cm đóng vào đầu thanh gỗ, sau đó dùng đinh 2 cm đóng cạnh cây thép cách 0,5cm (nhớ đóng đầu đinh cho gần sát mép ván, chỉ chừa khoảng 1mm và đẹp để cố đình một đầu dây thép). Khi đã làm xong cái cỡ, các bạn cắt một đoạn triên xe dài khoảng 30-35cm, sau đó cho một đầu tì vào đầu đinh nhớ chừa một đoạn khoảng 10cm, quấn quanh thanh kẽm làm cỡ theo chiều kim đồng hồ cho đến khi lò xo có độ dài khoảng 1,8cm là vừa (khoảng 15-18 vòng), quấn 02 cái; sau đó quấn ngược chiều kim đồng hồ, làm 02 cái nữa. Thế là ta đã có 04 chiếc lò xo cho lồng bẫy rồi.
Bước 2: Làm giá đỡ lò xo:
- Tiếp theo là ráp giá đỡ lò xo vào khung lồng: các bạn cắt hai đoạn dây kẽm đường kính 1,5mm, dài khoảng 20cm, sau đó luồn qua lỗ khoan thứ 02 trên khung cây vợt, chia đều và bẻ gấp lại thành hình chữ V, sau đó quấn vào hai bên khung sườn trên (xem ảnh)
Cá Cảnh

Lưu ý: Nhớ vào hai bên cho thật đều nhau.

Sau khi đã xong phần cố định giá đỡ lò xo, các bạn gắn lò xo vào giá đỡ, nhớ gắn sao cho cần lò xo đẩy xuống phía dưới (tức một bên cần sập có một cái lò xo quấn theo chiều kim đồng hồ và một cái ngược lại, tránh trường hợp gắn nhầm chỉ có một bên bậc xuống hoặc cả hai bên đều bậc ngược lên trên là hỏng bét).

- Sau khi cho cả bốn lò xo vào đúng vị trí, các bạn đo và làm dấu giá đỡ tính từ khung sườn trên ra khoảng 2cm, dùng kìm bẻ gập xuống và gắn cố định vào khung vợt luôn (xem kỹ hình chụp trên).
Lưu ý: Phải đo cho giá của 04 lò xo đều nhau, tránh so le, mất thẩm mỹ. Cách gắn lò xo này có điểm lợi là khi lò xo hỏng (rất hiếm gặp trường hợp này) ta có thể dễ dàng thay lò xo khác mà không ảnh hưởng gì đến các bộ phận khác của lồng.

3. Làm khung sập và giá đỡ khung sập:

Sau khi đã ráp xong lò xo vào giá đỡ, các bạn sẽ lắp khung sập của bẫy và giá đỡ khung sập.

Bước 1: Chọn loại kẽm có đường kính 3mm (nhớ chọn kẽm cứng nhé, nếu mềm quá, với sức bậc của lò xo sẽ làm cong vênh khung sập khi chạm giá đỡ, và như thế sau nhiều lần uốn nắn, khung sập sẽ gãy làm đôi).

- Cắt hai đoạn, mỗi đoạn dài khoảng 70cm (để mà còn trừ hao khi lắp vào), uốn hình vòng cung theo khung lồng (cách khung sườn trên khoảng 2cm). khi đã uốn đều, ướm vào thấy vừa vặn rồi chúng ta làm dấu, cắt bỏ phần thừa rồi uốn khoen tròn hai đầu rồi lắp vào giá đỡ lò xo. Xong phần này rồi thì quấn phần còn lại của lò xo vào khung sập luôn và nhớ phải canh cho đều hai bên nhé, nếu không một bên mạnh, một bên yếu thì hỏng.

Lưu ý: nhớ uốn sao cho hai khung đều bằng nhau để khi lắp vào, dương khung sập lên không bị so le là đẹp.

Bước 2: Tiếp theo là ráp giá đỡ khung sập: cắt hai đoạn kẽm đường kính 1,5mm có độ dài khoảng 20cm, gấp làm đôi, sau đó uốn đều và lắp vào đầu của khung sườn trên rồi bẻ đầu của giá đỡ dư ra khoảng 0,8cm là đẹp (xem hình).


Ghi chú: việc thiết kế giá đỡ này, tùy theo mỗi kiểu lồng sẽ có nhiều cách khác nhau, nhưng với cách nàu của mình, nhìn sẽ thẩm mỹ và gọn hơn, không cần phải làm thêm lẫy cài khung sập.

4. Làm cửa lồng:

Có nhiều cách làm cửa lồng: cửa mở xuống đáy; cửa mở ngang và cửa rút lên. Nhưng cửa rút lên là hiệu quả nhất khi sang chim sang lồng bẫy (các loại cửa khác dễ có nguy cơ…xổng chim mồi).

Bước 1: Làm hai trụ chính của khung cửa với chiều rộng 6-6,5cm, cao 7,5-8cm.

Bước 2: Uốn thanh đỡ nan cửa lồng: các bạn làm cái cỡ bằng cách đóng hai thanh kẻm đường kính 1,5mm vào đầu thanh gỗ với khoảng cách 1,5cm, sau đó uốn tròn thành 05 lỗ (để xỏ nan cửa lồng)

Bước 3: Vào nan cửa lồng 

5. Làm cần lẫy và lẫy sập:

Bước 1: Làm cần lẫy
- Các bạn chọn và cắt một đoạn triên xe dài khoảng 20cm, gắn một đầu cố định vào khung sườn mái lồng (cách đầu giá đỡ khung sập khoảng 1/3, tính từ đầu mái lồng đến cần vợt); tiếp theo đo gần chạm cần treo lồng, các bạn cắt phần thừa và dùng kìm uốn khoen trên đầu (để sau này khi ráp lưới rồi ta gắm vào lẫy sập).


Bước 2: Làm lẫy sập:
- Lẫy sập thông thường có 3 kiểu:

+ Lẫy trược trên (lẫy móc): loại này thường ít nhạy, chỉ dùng cho những lồng bẫy khướu, than, mi, vì những loài chim này hăng đá và chim mồi thường hay nhảy lồng lộn khi gặp chim trời, vì vậy nếu dùng các loại lẫy khác thường dễ bị…sập chưng hửng, làm chim trời sợ không dám đấu đá nữa.


+ Lẫy trược xuống: Loại này khá nhạy, dùng cho bẫy chào mào là hợp nhất

Theo kinh nghiệm, mình thường thiết kế lẫy cho lồng bẫy chào mào là loại trược xuống 
Các bạn dùng tăm xe đạp (nan hoa) để làm lẫy, nhớ khi đo và ráp chuẩn rồi, các bạn dùng dũa, dũa nhắn phần rem phía sau của đầu tăm xe để tạo độ nhẵn, gảm ma sát giữa lẫy và khung sập.

+ Lẫy chốt: loại này rất nhạy, thường dùng làm cho các lồng bẫy khuyên và chim sâu, dùng cho các loại bẫy khác vẫn tốt tuy nhiên trong một số trường hợp nếu chim mồi sung quá, nhảy nhiều khi gặp chim trời dễ xảy ra trường hợp bẫy sập khi chim trời đang đấu.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

lồng chào mào biên hào 68 nan đục nho sóc CM057



lồng chào mào biên hào 68 nan đục bát tiên CM057

lồng chào mào biên hào 68 nan đục bát tiên CM057

lồng chào mào biên hào 68 nan đục bát tiên CM057

lồng chào mào biên hào 68 nan đục bát tiên CM057

lồng chào mào biên hào 68 nan đục bát tiên CM057


Giá : liên hệ


Mô tảlồng chào mào biên hào 68 nan đục bát tiên  , hai phào + vanh tách chữ T , gánh  + nẹp đốt trúc
Chất liệutre già
Đường kính40Cm 
Chiều cao45Cm
Xuất sứVác - Dân hòa- Thanh oai -  Hà nội

                 

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Chú chim chào mào “độc”, trả giá gần nghìn đô không bán

Là người đam mê và chơi gần 20 năm, nhưng anh Sến chưa bao giờ thấy có chú chào mào nào giống như chú chim anh vừa mua được. Có người trả 20 triệu đồng cho chú chim này nhưng anh Sến không bán.

Anh Nguyễn Văn Sến (44 tuổi, ở thôn Gò Rô, xã Trà Phong, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi) đã mua được chú chim chào mạo "độc" kể trên một cách tình cờ.
 Cặp chân và mỏ màu hồng
Cặp chân và mỏ màu hồng
Anh Sến kể: cách đây khoảng 10 ngày, khi thấy có người mang con chim này đi qua nhà, anh thấy lạ chim lạ nên đã mua với giá 10 triệu đồng. Qua quan sát, thì thay vì có chân, mỏ và chòm lông mũ trên đầu màu đen như những chú chào mào bình thường, thì chú chim này có mỏ và chân màu đỏ hồng, còn mũ có đốm trắng rải rác xung quanh.

Là người đam mê và chơi chim chào mào gần 20 năm, nhưng chưa bao giờ anh Sến thấy có chú chim chào mào nào giống như vậy. Được biết, đã có người trả 20 triệu đồng, nhưng anh Sến vẫn không bán.

Cận cảnh con chim chào mào độc giá hơn nghìn đô 1
Anh Sến và chú chim "độc" của mình.
Cận cảnh con chim chào mào độc giá hơn nghìn đô 2
Chú chim có cặp chân và mỏ màu hồng.
Cận cảnh con chim chào mào độc giá hơn nghìn đô 3
  
Cận cảnh con chim chào mào độc giá hơn nghìn đô 4
  
Cận cảnh con chim chào mào độc giá hơn nghìn đô 5
Chòm lông trên đầu và 2 má có đốm trắng pha lẫn.
Nguồn: sưu tầm

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Cách chọn chào mào má trắng trống

Thường thì ta chọn con nào đầu to cùng với dáng to, mình dài đòn, tách trống to, mào cao... Khả năng chú chim này sẽ là chào mào trống rất cao.
Nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy phía sau ót, vị trí từ gốc mào xuống gáy, chim trống thường có những sợi lông mọc dài hơn bình thường. Đối với chim tơ bắt bằng lồng thì sác xuất chim trống >=80%

Chim chào mào má trắng
Để ép giọng và kèm được 1 chú chim má trắng tương lai, ngoài yếu tố di truyền, trong nhà phải có chim thầy, nhiều chim kèm càng tốt. Chim má trắng sẽ được lĩnh hội nhiều giọng, và nết đấu của từng chim Thầy. Chim Thầy ngoài chất giọng, nết đấu, các bạn nên chọn chim già mùa, càng nhiều mùa càng tốt ? Vì khi ấy chim má trắng sẽ làm quen được, và sau này không ngán “đối thủ” nào, chứ nhiều con khi gặp chim già lại “khớp cơ”.
Cá Cảnh
Chào mào má trắng đang thay lông để lên má đỏ, con này trên 95% là trống

Có nhiều cách để chim má trắng học giọng, nhưng cơ bản vẫn để gần chim thầy, hoặc để ngay bên cạnh nhưng dùng 1 tầm carton che lại. Trong quá trình kèm giọng, khi các bạn muốn kèm nết đấu thì bỏ miếng ngăn ra, hoặc treo chim thầy đối diện sao cho chim má trắng nhìn thấy và học theo. Ngoài ra chim trắng cũng học qua những lần tắm hoặc phơi nắng.

Trong thời gian này, vì chim má trắng cái tốt học lâu nhưng nét xấu học khá nhanh, ngoài ra hay sợ những thứ linh tinh : màu áo lồng, giấy lót, sào…Việc này người kèm phải thường xuyên theo dõi và uốn nắn, nếu không cũng thành 1 tật, tập bằng cách cho chim làm quen từ từ. Ví dụ : Chim có nết xấu sợ sào thì dùng cây sào để bên cạnh, thời gian chim sẽ quen, hoặc khi treo chim lên ta dùng sào để treo thay vì cầm trên tay. Nhiều con về sang lồng tắm thì tắm ngay, nhưng nhiều lúc gặp con lâu tắm, nên khi gặp những con này thì thường sang cho tắm trước, để bên cạnh các con khác để tập.

Để kèm 1 chú chim tơ từ lúc má trắng cho đến trưởng thành khoảng 5 tháng. Chim má trắng khi đã thuần thì trổ khá nhanh, nhiều con có di truyền từ bố mẹ tốt thường trổ rất sớm. Chim má trắng còn nhát sẽ trổ chậm hơn những con thuần. Chim má trắng khi đã trưởng thành, phải thường xuyên tập dợt để mau cứng, nếu chế độ chăm dợt tốt thì chim má trăng 1 mùa có thể cho đấu trường (dợt cội) hoặc đi bẫy…

Nguồn: Sưu tầm


Cách huấn luyện chim chào mào bổi thành mồi chiến

Điều quan trọng nhất là cần biết cách chọn chào mào bổi hay và hót nhiều, chào mào bổi này có thể đấu với bất con chào mào mồi khác, thì khi ra rừng chú chào mào này mới không sợ 1 ai, kể cả những chú chào mào già rừng ngoài thiên nhiên.

Chim mồi nuôi từ con lên sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức, nhưng chim bổi có tố chất huấn luyện thành mồi sẽ nhanh hơn.



Sau khi đã lựa chọn được chú chào mào bổi hay có tố chất thì ta tiến hànhthuần dưỡng chào mào bổi cho chim dạn dĩ, ép chào mào với chế độ hợp lý để chim không bị hoảng gây ra tình trạng bể chim. Ta nên treo lồng chim nơi đông người và bỏ áo lồng từ từ.
Thời gian này nên chăm sóc chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho chú chào mào như các thức ăn mồi tươi, trái cây... và tập cho chim tắm thường xuyên để giữ cho bộ lông chim luôn mượt mà. Cách tắm cho chim cũng sẽ giúp cho chim nhanh dạn dĩ với con người. Sau khi chim đã khá dạn dĩ thì ta bắt đầu thay đổi vị trí treo lồng chim ở nhiều nơi hơn, để chim thích nghi quen với môi trường lạ, lâu ngày sẽ dạn dĩ. Khoảng 6,7 tháng là bắt đầu đi dợt chim quen dần.

Sau 1 năm thì chào mào bổi đã thuần khá dạn dĩ, có người đến gần cũng không còn nhảy lung tung nữa, lúc này chim đã hót nhiều giọng, ta bắt đầu trổ tài huấn luyện bằng cách đi bẩy kèm theo chim mồi hay, để chim bổi học nghề.
Những lần đi bẩy đầu tiên ta cần phủ lồng kín, chỉ để lỗ hở nhỏ đủ để chim bổi nhìn thấy chim mồi hót, đấu dá dụ chim rừng về. (Tránh trường hợp để chim mồi nhìn thấy chim bổi đang tập dượt và học ké chim thầy)

Học hỏi kinh nghiệm 1 thời gian là ta bung khăn lồng ra để bẩy, con chào mào rừng bẩy được đầu tiên thì ta nên để im trong lồng, không nên tháo ra ngay. Để chim bổi đang học nghề của mình sung hơn. Nếu những lần đầu tiên đi tập dợt mà gặp những con chào mào già rừng thì nên rút lui, và đi tập dợt chỗ khác nhé. Sau 1 thời gian dài chim bổi của mình mạnh mẽ hơn thì cỡ nào chơi cũng được.

Cách huấn luyện chim chào mào non thành chim mồi

Chào mào non nuôi lớn lên thành mồi thì cần lựa những con to xác, mào cao, tướng tá dài đòn... Quan trọng nữa là trong nhà cần có sẵn con chào mào mồi có chất giọng và đấu đá hay.

Trong môi trường có bậc thầy tốt thì từ lúc chưa lên má đỏ thì con chào mào non này đã biết hót bộng. Và tới lúc bung má đỏ thì chúng có thể hót được giọng chim già rừng chuẩn.

Hầu hết các bài viết hướng dẫn trên mạng đều khuyên rằng chim non không nên cho đấu với chim mồi hay chim bổi già. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này Lân xin chia sẻ riêng kinh nghiệm của mình khác hẵn hoàn toàn, các bạn có thể áp dụng tùy vào tình hình thực tế

- Ngay từ khi chào mào non đã mọc đuôi dài hết đát, thì mình đã áp sát lồng với chim mồi, để cho chim non học hỏi cách đấu đá và giọng hót.

- Khoảng 1 ngày cho đấu 2 lần (1 lần cỡ 2 - 5 phút thôi) Để lâu quá có khi chim con sợ hoặc chai mặt. Nếu chim má trắng có dấu hiệu sợ thì ta giảm tầng suất đấu đá lại.

- Sau đó treo lồng chim mồi cách xa lồng chim chào mào non ( sao cho 2 con không thấy mặt nhau nhưng vẫn nghe rõ giọng của nhau) để chim con học giọng chim mồi già.

- Khi cho chim mồi tắm thì ta để lồng chào mào non gần đó để cho chim non học cách tắm và phơi nắng luôn.

- Sau 1,5 tháng kể từ lúc chim non đã biết ăn cám thì sẽ đạt được kết quả là đã biết đấu bung cánh, bơi (Múa xà cầu)... Cỡ 2 tháng áp dụng như trên thì chào mào của mình đã biết hót bộng (tùy 1 số vùng miền gọi khác nhau) Có nhiều người nuôi chim non bung má đỏ mới biết hót giọng này thì hơi cùi mía.
Cá Cảnh
Chào mào má trắng có tố chất và có chào mào mồi tập thì giai đoạn này đã sổ bộng và đấu đá mạnh, đây cũng là giai đoạn chim học, mắc chước rất nhanh. Giai đoạn quyết định thành công hay thất bại

- Giai đoạn này ta đã có thể bắt đầu đem ra rừng đi bẩy tập dượt, cho chim quen với lồng bẩy và khung cảnh thiên nhiên rừng rú... Ra rừng chim sẽ học được giọng chim già ngoài rừng luôn, tốt nhất ta đem theo lồng chim mồi treo cách xa để chim con học giọng chim thầy nhé.Đây chính là thời kỳ chim biết lắng nghe và học hỏi rất nhanh

- Nhiều lúc mình đem đi tập dượt mà cũng bẫy được những con má trắng khác luôn, mỗi lần đi bẩy về sang lồng, chim sẽ thường tắm.

- Đến thời kỳ chào mào tơ thay lông và mọc má đỏ thì ta hạn chế đi bẩy tập dượt, hoặc không đem ra rừng bẫy nữa để dưỡng chim thay lông cho nhanh ( Nếu đi bẫy tập dượt thì cỡ 1 tuần đi 1 lần thôi nhé)

Cá Cảnh
Chào mào má trắng thay lông bung má đỏ là giai đoạn học tập nhanh, nếu để qua thời kỳ này thì hơi bị chậm trễ

- Sau khi chim chào mào thay lông xong hoàn tất, đây là thời kỳ sung mãn nhất của chúng, ta bắt đầu đi tập dượt nhiều lần ( cỡ 3 lần/ tuần ) lúc này chim ngoài thiên nhiên cũng đã và đang lên má đỏ nên chúng rất sung, chắc chắn mình đi tập dượt sẽ bẩy được vài chú.kaka

- Còn về thức ăn thì vừa cho ăn trái cây, cám trứng, kết hợp cào cào, sâu... (Cho ăn cào chào non nhiều nhiều lên thì chim sẽ sung nhé)

Trên là kinh nghiệm riêng thực tế của mình, khác hẵn với nhiều bài viết hướng dẫn trên mạng nên có thể sẽ có nhiều bác chém...kakakak. Chúc các bạn có được những chiến binh tốt.

Nguồn :sưu tầm

Cách phân biệt chim cu gáy trống và mái đơn giản

Chim cu gáy khá khó phân biệt trống và mái, tuy nhiên vẫn có nhiều cách phân biệt được trống mái khi các bạn áp dụng các thủ thuật sau đây:

1. Tròng đen: Con cu trống tròng đen nhỏ và nhạt hơn cu mái
2. Bộ lông: ở trán cu trống có lông nhạt hơn cu mái. Cái này hơi khó phân biệt.
3. Kích thước: Chim cu trống to hơn chim mái. Người thì ngược lại chim mái to hơn chim trống 
4. Giọng gáy: Chim cu trống có âm giọng lớn hơn chim mái
5. Gù: Chim cu mái rất ít khi gù trừ khi nuôi 2 con mái với nhau 1 thời gian dài thì một trong 2 con sẽ gù, giống pê đê...
Cá Cảnh
6. Chân: Chim cu trống chân to và dài hơn chim mái, cái này chắc phải lấy thước dây mà đo
7. Xương mu hay xương chậu, hai cái xương gần hậu môn đó: Khe hở giữa hai xương này lớn là chim mái, hẹp là chim trống. Cái này bắt con gà mái và trống sẽ thấy ngay sự khác biệt ở xương này. Chỗ hở to hơn ngón tay út là chim mái, hẹp hơn ngón tay út của Tre làng là chim đực. (Còn ngón tay út mỗi người to nhỏ hơn nhau nhé)
Vì chim mái phải làm nhiệm vụ đẻ trứng cho nên khoảng cách 2 xương ghim rông hơn chim trống. Khoảng cách thường gặp ở chim trống khoảng 0,5cm trở lại tùy con.
8. Ngực hay ức: Chim cu gáy đực có ngực to và khỏe, cái này ngược lại với người
9. Đầu: Chim cu gáy trống đầu to, không tròn, chim mái có đầu nhỏ và tròn
10. Hành động: Chim cu gáy trống hiếu động và hay khiêu khích tấn công con trống khác
11. Lông đuôi : Lông đuôi chim cu gáy trống có màu xám đen ở phần sừng, chim mái thì màu trắng. 
Cá Cảnh
12. Cách cuối cùng là nhổ sạch lông, mổ bụng xem con nào có buồng trứng là con mái nhé. 
Nguồn: Sưu tầm

Cách nuôi và chăm sóc chim cu gáy non

Mua 2 chai nhựa nhỏ (lớn gấp 4 lần chai thuốc nhỏ mắt, hình dáng cũng giống như chai thuốc nhỏ mắt vậy đó), 1chai dùng đựng cám chim ăn, 1 chai đựng nước cho chim uống. Lấy cám thức ăn của chim khoảng chừng 3 muỗng canh trộn với 1 ít nước nóng (đừng nóng quá) khuấy lên cho cám tan ra sẽ được 1 chén nhỏ bột nhão giống như hồ dán giấy vậy đó. Múc cám đã khuấy đổ vào chai nhựa cho đầy và đậy nắp lại, cắt 1 lỗ nhỏ trên đầu nắp để khi cho ăn ta xịt nó vào miệng chim non (nếu nó không tự mở miệng thì ta lấy tay mở miệng nó ra, bóp chai nhựa cho bột nó xịt ra, mỗi lần xịt vào miệng chim lượng bột vừa đủ tránh chim bị mắt nghẹn, một vài lần chim non sẽ tự mở miệng đòi ăn, khi quen rồi nó sẽ đòi ăn la Chét Chét nhứt đầu với nó luôn).
Cá Cảnh
Cứ như thế chỉ trong 5, 6 ngày là chim con sẽ lớn và tự ăn được ( khi thấy chim con đã mọc cánh đầy đủ rồi thì lấy cám và hạt kê thả dưới đáy lồng, theo bản năng chim con sẽ tự mổ ăn và quen dần ).

Chim cu gáy con thường khó cho ăn, vì loài cu cườm khi đói chỉ kêu iết iết iết chứ không chịu mở miệng ...nên người nuôi phải mớm mồi ngày 4 cử ... dùng đậu phộng nữa hạt bóp mềm ...bạch miệng đút vào 6, 7 hạt sau đó dùng ống tiêm không kim bơm nước vào, dùng tay rờ vào bầu diều thấy no là được ...sau đó ta cho ăn vài hạt lúa đả ngâm nước ...cẩn thận coi chừng xóc lúa vào cổ .... bỏ trong lồng 1 ít lúa, một ít đậu phộng, một ít nước uống ....
Cá Cảnh
Để cho nó há miệng thì làm thế này: nếu dùng tay phải để cầm mồi đút cho chim thì, tay trái, ngón trỏ và ngón cái tạo một vòng tròn, đưa mỏ chim vào đó sao cho tay sát vào đầu chim. Tức là mỏ chim đã lọt hẳn ra ngoài, cái vòng tròn do tay tạo ra , cho vòng tròn này (do ngón cái, và trỏ, tạo ra) ôm sát vào mỏ chim một chút ko chặt quá, tức lúc này nó đang nằm ở ranh giới gữa mỏ và đầu , thì chim sẻ hả miệng ra, tay phải dùng hổn hợp mồi đã chuẩn bị sẵn đút cho chim.

Nguồn: Sưu tầm

Kỹ thuật nuôi chim cu gáy sinh sản

Cho chim cu gáy ăn cám cò nó sẽ đẻ đúng lứa hơn nhưng nên cho ăn đúng thời điểm và vẫn phải lấy thóc làm thức ăn chính, bổ sung cám cò và các loại thức ăn khác nữa (đậu, vừng, vỏ trứng nghiền, cát, sỏi, khoáng chất....). Hiện bác có chim mái, nếu có hứng thú nuôi gáy đẻ tiếp bác nên chọn lấy 2 chú đực nữa (nên chọn con đực già tuổi hơn và tốt nhất là đực đã thuần rồi) sau đó nhốt con đực cạnh lồng con mái định ghép cho chúng quen dần với nhau. 
Cá Cảnh
Sau 1 thời gian tuỳ cảm nhận về chim nó đã thân thiện với nhau chưa thì nhốt chung vào 1 lồng nuôi cu gáy đẻ. Mới đầu có thể chúng vẫn đánh nhau nhưng kệ nó - chỉ sau một thời gian nhất định là chúng sẽ quấn quít nhau thôi. Nói như bác Liêm là khi nào thấy chúng bắt chấy, bắt rận (tức là rỉa lông cho nhau) là ổn và một ngày đẹp trời nào đó nếu bác đứng gần đó mà thấy con mái tự nhiên xù lông rồi gừ rừ....gừ rừ...cù...cù...rất hứng khởi có nghĩa là chúng vừa đực - mái với nhau đấy và việc còn lại là bác hãy chuẩn bị chu đáo cho chúng cái ổ (có thể lấy cái rá nhựa nhỏ hoặc cái rế nồi bằng tre đan bán ngoài chợ và lót vào đó cho chúng cái xơ mướp hoặc thả ít rơm sạch vào lồng cho chúng tự làm ổ, nhưng tốt nhất là lấy cái xơ mướp và lót buộc cẩn thận để cố định ổ đảm bảo việc giữ nhiệt cho trứng trong quá trình ấp) 

Em xin phép nói thêm về cái ổ của chúng: bác lên làm cái ổ nhỏ chỉ đủ cho 1 con ấp thôi chứ đừng làm ổ rộng nhiều khi 2 con cùng vào ấp và như vậy có thể 2 con cùng nghỉ giải lao sẽ làm quá trình ấp không liên tục, mất nhiệt... ảnh hưởng tới việc trứng nở đúng ngày và dễ bị hỏng. Lót ổ bằng rơm sạch hoặc xơ mướp và tốt nhất là cuộn ổ, rải ổ cho đều và lấy dây nhỏ buộc xuống đáy ổ cho chắc tránh trường hợp khi chim ấp nó ẽ đảo trứng và đảo luôn lót ổ và như vậy có thể chố thì có rơm, chỗ thì trơ đáy ổ ra sẽ làm trứng không được an toàn và mất nhiệt. 
Cá Cảnh
Sau khi chúng đã quen nhau thì chuẩn bị ổ cho chúng luôn đi vì khi chưa đẻ chúng vẫn vào ổ nằm ấp (quê em gọi là ấp bóng). Và chắc chắn một điều đã rỉa lông cho nhau như vậy trứng sẽ có đực (nếu theo dõi sẽ biết được lúc chúng đạp mái). Việc làm ổ ấp trước cho chúng vào nằm là để chúng làm quen sẽ hạn chế được việc chim mái đẻ rớt trứng ra ngoài bị vỡ. 

Chim ấp mấy lứa đầu dễ bị hỏng vì chim chưa quen hay bỏ ấp. Các yếu tố bên ngoài tác động làm chim bỏ ấp đó là: treo các lồng chim gáy khác cạnh chúng làm chim đực gù đấu, chim mái ghen tức; chủ nhân vì tò mò ngó xem nhiều quá hoặc cho nhiều người vào xem; chủ nhân dùng tay lấy trứng ra xem làm quả trứng có hơi lạ...vv..Tóm lại là hạn chế tất cả các yếu tố ngoại cảnh tác động. Khắc phục bằng cách che kín lồng lại để chúng được yên tĩnh, khi chúng đang ấp chỉ để hở chỗ đổ thức ăn và nước, không thèm ngó chúng nhiều làm gì cả; nếu muốn soi trứng để kiểm tra các bác phải dùng dụng cụ chế tác hoặc lấy ngay cái thìa ăn cơm ấy múc trứng ra rồi nhẹ nhàng dùng hai đầu ngón tay cầm quả trứng lên xem chứ đừng cho trứng vào lòng bàn tay có nhiều mồ hôi gây mùi lạ chúng cũng bỏ ấp (tốt nhất là không làm gì cả). 

Nếu vì 1 lý do gì đó mà các bác thấy chúng bỏ ổ không ấp khoảng 2 ngày thì tốt nhất không tiếc nữa mà lấy luôn trứng ra và cho ăn theo quy trình, chỉ sau đó khoảng 5 ngày chim lại đẻ lứa mới. 

Chim gáy đẻ cách nhật, quả đẻ trước và quả đẻ sau khác nhau về hình dáng (tròn, to và dài bầu dục). Dựa vào đặc điểm này các bác có thể đánh dấu để phân biệt chim . mái, chim đực khi nó nở vì quả đẻ trước sẽ nở trước. Sau khi nở được khoảng 23 - 25 ngày thì tách chim non và lúc này chim non sẽ tự mổ ăn chứ cũng chẳng cần phải đút đâu. Khi tách chim non ra sau khoảng 5 ngày chim mẹ lại tiếp tục đẻ quả thứ nhất cho lứa tiếp theo, cách 1 ngày lại đẻ quả nữa và như vậy tính trung bình khoảng 45 ngày là ta có 1 đôi chim non. 

Sau khi chim non nở đổ hết thóc đi và bắt đầu cho chim bố, mẹ ăn cám (mua loại cám bán cân hạt dài, nhỏ như viên đá lửa ấy cho nó đỡ tốn chứ nếu cám chim đóng túi thì hơi đắt- nhớ phải hỏi là cám chim chứ nếu mua nhầm cám cho lợn là chim đi đấy vì cám lợn nhiều muối, mặn). 

Mục đích cho ăn cám là để đảm bảo dinh dưỡng và cám mềm chim bố, mẹ ăn xong ợ lên mớm cho con sẽ tốt cho chim con hơn. Sau khi nở khoảng 23 - 25 ngày chim non sẽ rời ổ tập bay, lúc này bác để cho chim non ở thêm với bố, mẹ nó độ 5 ngày nữa thì tách ra lồng riêng và khi tách chim non cũng là lúc bác cho chim bố, mẹ ăn thóc trở lại; nếu có thể bổ sung vỏ trứng nghiền nhỏ và đá ong cà nhuyễn nữa thì càng tốt để đủ chất tạo canxi cho lứa trứng mới. Khi tách chim non nên lựa buổi tối mà tách để chim bố, mẹ đỡ nhớ con ảnh hưởng tới lứa tiếp theo (khi tách nếu để bố mẹ nó nhìn thấy bố, mẹ nó sẽ bay nháo nhác, gáy gù liên tục). 

Chim cu gáy non nếu để đủ ngày như trên mới tách thì khi tách ra bác cho nó ăn gạo khoảng 1 tuần rồi hãy cho ăn thóc để đỡ hại dạ dầy, tuần tiếp theo cho ăn thóc đã ngâm qua nước cho ẩm, mềm và sau đó thì cho ăn như chim trưởng thành. Cũng có người muốn chim mau dạn người nên tách chim non sớm hơn nhưng nếu thế thì nuôi bộ hơi vất vả: ngào cám cho đủ độ dẻo rồi vê viên đút cho chim non ăn, trước khi đút nhúng viên cám qua nước lần nữa cho nó khỏi dẻo quá mà nghẹn chim 

Cu gáy non sau khi biết mổ ta tách mẹ cho chúng ra ở riêng. Con mái đã được đánh dấu trứng từ trước hoặc bằng kinh nghiệm phân biệt trống mái các bác để riêng ra để nếu muốn ghép thêm đôi đẻ nữa thì tiếp tục ghép với con trống trưởng thành khác. Hai con trống - mái này nếu nuôi để nghe gáy thì chúng cũng gù gáy chẳng kém gì nhau, có con mái gù gáy còn hơn con đực nhưng tỷ lệ thấp. 

Về thức ăn của cu non ở 1 tuần đầu sau khi tách thì cho ăn gạo, sau đó là thóc ngâm qua nước cho mềm và dần dần cho ăn thóc và các thức ăn khác như cu trưởng thành tránh cho ăn gạo kéo dài chim sẽ quen gạo mà không thèm ăn thóc. Em đã bị 1 chú non quen ăn gạo giờ cho thóc vào nó không ăn mặc dù đã bỏ đói rồi mới cho thóc vào nhưng nó vẫn không thèm đoái hoài đến thóc. 


Nuôi được tầm 2 - 3 tháng nhổ lông đuôi và bổ sung thức ăn như vừng, đỗ xanh, dầu gấc...để thúc cho chim mau nổi và nghe đâu có bác còn luyện được cả cu non thành mồi nhưng chắc vất vả hơn là cu bẫy về; còn muốn luyện thành cu khách thì cái anh nuôi non lên rất hợp các bác ạ vì chim non dạn người hơn.


Nguồn : Sưu tầm