Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

KINH NGIỆM CHỌN CHIM CHÀO MÀO

I . Chim chào mào

1, Chim chaò mào bẫy ( chim mộc)

Những chi tiết khi lựa chim trống đẹp hay: Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống. Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6-9 âm thanh dài, còn chim mái chi đi được

3-4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit' tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim tróng trong lưởi có chấm đen cở 3-4 chấm ở cuối lưởi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua chim trống cho nên rất dễ bị lộn (trường hợp này rất chi là hiếm, như 95/100 vậy).
Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó. Phải to khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm. Nói về mũ, mũ chim chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là: mũ lân và mũ rơm. Tuy nhiên mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ. Tuy nhiên chỉ có hai loại là mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngủ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.


(sưa tầm)


Cách tập luyện chim bổi: có hai cách nuôi từ chim bổi: đó là từ chim đã đỏ tách ngoài trời, gọi là chim trời hoặc chim bổi già, gọi là già vì đã trưởng thành má đã đỏ. Chim chuyền là chim con còn chuyền cành, và chim tơ là các chú đã bay được to xác như chim đỏ tách bộ lông còn màu xám, có nơi gọi là chim má trắng. Đánh giá về hai giống này thì: chim đỏ tách nuôi lên thường thì hay hẵn sau một năm, như giọng hót chất lượng và cách đấu đá. Riêng chúng lâu dạn hơn chim chưa đỏ tách. Chim chưa đỏ tách chỉ có cái lợi là dạn lẹ mà thôi, và sau khi thay lông thì đẹp lắm do không bay nhảy vô độ. Tính độ hay của con tơ thì cở 30% là hay còn chim đã đỏ tách thì tới 80% sau mùa thay lông thì ta có thể chơi đã lắm rồi, và đặc biệt là chim đã đỏ tách với ta nuôi cở 4 tháng đổi lên thì đã thấy chúng chịu đấu với chim lạ sung tí rồi, vì nuôi ở nhà nếu có chim mồi thì nó sợ phần nào và quen với chim ở nhà, nếu các fans nuôi một cặp thì chúng cũng quen nhau từ giọng hót và quen mặt nên ít đấu nhau. Các fans mới vào nghề nuôi, như nuôi hai con bổi mới lên mình sẽ thấy ở nhà nó đấu đá và hót rất chi bình thường cho tới khi ta nhờ bạn bè mang tới một con khác. Ta sẽ nghe chúng hót như rút giọng, hót siêng nhiều hơn, có vẻ sung hơn. Đặc biệt khi treo cho hót cở nửa tiếng sau rồi kê lồng cho đấu sẽ thấy nó đấu khác lạ.Cách nuôi chim bổi thành chim thuần mồi: bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lở tróc đầu chảy máu thì, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.
Trong thời gian nuôi cở 5 tháng đổi lên con chim phải khá dạn và hót siêng rồi. Lúc này ta nên để ý chăm nó tí, như siêng cho tắm hơn vì còn là bổi trời còn nhát lắm tuy nhiên các fans thấy cho tắm được từ ngày trước thì tốt lắm (cách cho tắm Bạch Đề sẽ xin viết sau). Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, ta nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu bắt cứ nơi nào. Tránh cho đấu với chim mồi người ta nhiều(hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều) chỉ đôi khi kê tí mà thôi, bởi kê đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thường với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Bởi rất chi là nhiều chim mồi hay mà đấu riết sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng đi, nên kê cho đấu với con ngang lứa với nó. Tôi nêu lên như thế vì cái này giúp cho độ sung của nó về sau này chớ không phải nhất thời thấy nó sung mà ta kê cho đấu đá vô độ.

Trong thời gian nuôi, nếu nó là chim dùng để bẫy sau này thì. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi ta cầm cây sao đưa tới lồng. Bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần nó sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào mà nghe giọng chim là nó hót đối lại sung lắm, và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. Khi kê cho đấu thấy độ sung của nó đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các fans vẫn có thể mang đi thử, theo tôi thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận rồi, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Cách tôi hay dùng là nuôi qua năm(một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho nó vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung chớ đi vài lần nó sẽ sung hẵn lên, hay lên thấy rõ.
Và rồi trong thời gian trôi qua, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện. Cho nên nhiều dân nuôi rành chim vẫn thích tìm lùng chim bổi nuôi lên, vì có nhiều lý do, như nó có nhiều kỷ niệm với ta, công sức ta chăm nó, có thử thách, và tràng đầy nghệ thuật khi nuôi một con chim bổi thành mồi


KHI CHÚNG TA ĐÃ CHỌN ĐƯỢC CHIM HAY...NHƯNG CÁCH CHĂM CHIM THÌ SAO ĐÂY.....


MÌNH XIN GIỚI THIỆU CHO ANH EM VỀ CÁCH CHĂM SÓC CHÚNG.



Điều Kiện Nuôi Chào Mào : thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột/cám cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì, cà rốt rất chi là tốt. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.

Tắm Cho Chào Mào : Ra quầy chim mua một cái lồng tắm, 1 máng nước để chim tắm, 1 cái cầu để chim đậu, dùng keo 502 để dán chặt câu cầu đó vào lồng cố định hẳn luôn, để nó không bị trụt xuống hay rơi ra ngoài.

Sang chim qua lồng tắm, đặt lồng ở nơi nào nắng nhẹ, thích hợp cho chim tắm nhất là khoảng 10h30 - 12h vì thời điểm đó nắng đẹp, kích thích chim tắm.

Dùng nước vẩy nhẹ lên người chim, sau đó đổ vào máng tắm khoảng 1/2 nước (đổ nhiều chim sẽ ngợp và ko tắm). Đặt lồng nơi có nắng nhẹ.

Chim bị nước dính vào lông sẽ rỉa lông, rũ lông cho khô, nắng nhẹ kích thích cho chim cảm thấy khó chịu trong người. Nó sẽ cảm thấy khó chịu, và sau vài lần rũ lông đó là nó sẽ nhảy vào máng tắm để tắm thôi.

Nếu chim còn nhát thì trong khi chim tắm không nên đứng quá gần. Tắm cho chim giúp chim có bộ lông đẹp, và chim mau dạn người hơn. Nếu bận thì có thể 2 ngày tắm 1 lần cho chim.

Sau khi chim tắm xong thì sang chim qua lồng cũ thường nuôi nó, sau đó mang ra nơi nào có nắng nhẹ để chim rũ lông và sưởi cho khô lông. Khoảng một lúc là mang chim vào, treo ở nơi nào cao và thoáng!

Đặc Tính Của Chào Mào: Chim Chào Mào ưa kêu, miệng nó cứ lanh chanh cả ngày tuy không bay, nhưng cũng vui nhà vui cửa. Nó được coi là con chim bình dân (rẻ tiền, dễ nuôi) nên thích hợp với đại chúng. Nuôi lâu ngày, Chóp Mào biết “líu”, tiếng líu cũng véo von nhiều âm điệu. Khi con chim đã biết líu thì giá trị của nó cao hơn.

Phụ Kiện Lồng Chim: Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.


Cầu Cho Chào Mào: hồi giờ tôi chỉ dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững. Thời này có vài bạn dùng cầu thế như cong, uốn lượng. Theo vài ý kiến là: việc cong uốn như thế khiến con chim đứng đậu không cân bằng thân hình, sẽ gây ra bị tật cho chân chim.

Bệnh Của Chào Mào: Theo các bạn thì tiêu chảy thì do thay đổi cám/bột, nuôi vệ sinh không tốt, chim gần thay lông v.v.v. chim đi phân chảy hoặc bị đi dính chảy khiến con chim yếu và xù lông. Tôi để ý nhất là vấn đề vệ sinh! Như cóng nước uống và cóng cám để lâu không thay, chim ăn bột rồi rơi cám vào đấy, khiến nước uống hôi chua, cám bột để bị ẩm ướt, bột mua bị hư. Đặc biệt là ta nuôi loại lồng đấy chỉ có miếng váng và lót báo ở trên. Loại này khiến ta phải thay báo hâu như 2 ngày một lần, bởi Chào Mào ăn hay vứt đồ ăn ra. Đặc biệt là ngày ta cho chúng ăn trái cây như chuối, cà chua. Mà ta cho nhiều quá khiến nó ăn không hết. Trái cây rơi xuống dưới rồi nó lở đi phân dính và và trái cây để lâu hư, và rồi vô tình nó xuống ăn thì bị đường ruột mà thôi.

Cách Chữa Trị : ta có thể dọn sạch lồng, vệ sinh hủ bột/nước. Cho cám ăn mới sạch. Không nên cho ăn mồi tươi và trái cây vào giai đoạn này. Qua vài ngày nó sẽ khỏi.

Vài cách khác của các bạn là: dùng nước trà đậm hoặc là dùng thuốc đau bụng của người uống là Berberin thì phải, pha tí vào nước cho chim uống.

CHÚC ANH EM TÌM ĐƯỢC CỦNG CƯNG NHƯ Ý


'Nữ hoàng' chào mào trị giá 300 triệu đồng tại Hà Nội


'Nữ hoàng' chào mào trị giá 300 triệu đồng tại Hà Nội- long chim chao mao

Điều đặc biệt của “nữ hoàng” chính là nó sở hữu bộ lông có khoảng trắng từ đầu đến yếm. Đồng thời, mắt nó được trang điểm thêm một khoảnh đỏ tạo điểm nhấn vô cùng ấn tượng.
Chủ chim tên Tuấn là một người khá kiệm lời khi nói về chú chim này. Chính vì vậy, chuyện bên lề được giới chơi chim thêu dệt lên khá kỳ bí.
Có người cho rằng, đệ tử của một tay săn chim lão luyện phát hiện “nữ hoàng” ở một vùng núi và lập tức tay săn chim bẫy và bán lại cho chủ chim hiện tại. Giá cả thế nào thì không rõ nhưng cho đến thời điểm hiện tại, có tin đồn đã có người trả giá đến 300 triệu nhưng chủ chim không muốn bán.
Mức giá này là có căn cứ bởi nếu chỉ tính mức độ hót hay, diễn đẹp, một chú chim chào mào đã có thể có giá cả chục triệu đồng. Chim nếu có giải tại cuộc thi nào đó, giá sẽ đôn lên gấp 3 – 4 lần. Riêng đối với dòng chim hiếm thế này, mức giá khởi điểm sẽ ở quanh mức 100 triệu.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ săn được chú chim đột biến gien trắng toát đã rất khó, săn được chú như nữ hoàng thì phải có duyên lắm. Thông thường, nếu bị đột biến gien dạng này (bạch tạng), toàn bộ lông của chim sẽ trắng hết. Nhưng chỉ trắng từ đầu cho đến yếm thì mới là hàng “kịch độc”.
Mặc dù còn nhiều ý kiến về chuyện chơi chim là hại chim, làm mất tự do của chúng nhưng thú chơi này vẫn khá phát triển. Có một thực tế là nhiều chủ chim chơi theo kiểu khá độc. Họ sẵn sàng bỏ ra khoản tiền khá lớn để mua chim sau đó đem đi thi hoặc chỉ để thưởng thức tiếng hót. Sau vài năm những chú chim đó lại được thả để duy trì nòi giống cũng như để truyền lại những khả năng đặc biệt của nó (tiếng hót hay) cho thế hệ sau.
Theo lời đồn của dân chơi chim, “nữ hoàng” cũng không phải là ngoại lệ. Việc nó được tự do vào lúc nào không ai biết và có lẽ chủ chim sẽ phải chọn một dịp nào đó đặc biệt lắm để làm việc này.
'Nữ hoàng' chào mào trị giá 300 triệu đồng tại Hà Nội- long chim chao mào
'Nữ hoàng' chào mào trị giá 300 triệu đồng tại Hà Nội- long chim chao mào
'Nữ hoàng' chào mào trị giá 300 triệu đồng tại Hà Nội- long chim chao mào

"Nữ hoàng" chào mào này được ở trong 1 chiếu lồng chim như biệt thư.

Theo Bee

Video chim khướu hót hay nhất việt nam

Video tiếng hốt chim chào mào thái lan

Chim chào mào mồi hót hay

Video chim khướu hót hay




Lồng chim cu gáy, thú chơi đắt tiền

(Theo Thế giới văn hóa) - Chơi chim cảnh là một thú vui tao nhã có từ lâu đời. Hàng ngày trên phố, bạn có thể bắt gặp những cửa hàng bán lồng chim nhưng ít người biết được những lồng chim cu gáy hình quả đào được người thợ làm ra một cách cầu kì như thế nào.
Lồng cu gáy hình quả đào thường được chế tác theo đơn đặt hàng và có chiếc lồng giá tới cả chục triệu đồng. Nguyên liệu làm lồng chim chủ yếu từ mây, tre, song.
Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất ở chiếc lồng chim cu này lại là cửa lồng. Cửa lồng thường là một con rồng làm bằng tre. Dưới bàn tay khéo léo của người thợ, những gốc tre tưởng như đồ bỏ đi bỗng trở nên có giá trị. Những con rồng đẹp nhiều khi có giá tới vài triệu đồng, chưa kể tiền lồng chim. Nhưng thợ làm được rồng tre không nhiều. Một ví dụ hiếm hoi là anh Phạm Văn Bình ở 28 Thanh Bảo, Kim Mã, Hà Nội.

Lồng mi tre già đục cuốn thư M006







Giá: 3.000.000 đ


- Mô tả: Mi tre già đục quấn thư, sàn tre ép, móc khác đốt trúc
- Nguyên liệu : tre già


Lồng chòe tre biên hòa vai vuông CM019

Lồng chòe tre biên hòa vai vuông CM019


Lồng chòe tre biên hòa vai vuông CM019

Lồng chòe tre biên hòa vai vuông CM019

                                  Giá : 1.400.000 đ
  • Mô tả:            Lồng chòe tre biên hòa vai vuông
  • - Chất liệu :    Trúc già, sàn tre công nghiệp                                                                    Lồng chòe biên hòa vai vuông

  • HOTLINE : 0987.501.304 or 0977.612.656














Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Về làng Vác mua lồng chim đẹp


Hẳn những người sành chơi chim, không ai không tìm đến chọn lồng chim làng Vác bởi cái đẹp cái bền và sang của nó. Nhờ bí quyết được truyền lại từ lâu đời của người Làng Vác mà đã tạo nên thương hiệu của một làng nghề danh tiếng khắp đất Bắc.


Ai về làng Vác nhắn nhờ 
Mua lồng Canh Hoạch, đồ thờ Võ Lăng…
Lồng chim làng Vác
Hẳn những người sành chơi chim, không ai không tìm đến chọn lồng chim làng Vác bởi cái đẹp cái bền và sang của nó. Nhờ bí quyết được truyền lại từ lâu đời của người Làng Vác mà đã tạo nên thương hiệu của một làng nghề danh tiếng khắp đất Bắc.
Cách Hà Nội không xa chừng 30km, làng Vác - cái tên nôm na của làng Canh Hoạch, nay thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai (Hà Nội), nơi có các nghề truyền thống như làm quạt, làm khuôn nón, làm tượng và đặc biệt là làm lồng chim.
Để làm được một chiếc lồng chim phải qua rất nhiều công đoạn như: Chọn loại tre tốt tận vùng núi đá Hòa Bình mang về, pha thành từng thanh, đem luộc để tăng độ dẻo, sau đó buộc từng bó rồi ngâm vào bùn đen một thời gian, vớt lên rửa sạch phơi khô; gác len bếp cho ăn khói, khi làm lại ngâm vào nước vôi cho mềm rồi mới trẻ và vót nan, chuốt cho nhẵn mới đem ghép lồng
Lồng chim có 2 loại. Loại hàng sản xuất đại trà làm đơn giản, giá thành vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng một chiếc. Ngược lại, hàng kỹ - mỹ nghệ lại có giá rất cao, vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Với những lồng chim được đặt hàng đặc biệt, nghệ nhân sẽ phải chạm đủ tứ quý long, ly, quy, phụng hoặc chữ Hán... vào các đường vanh bao tròn quanh lồng, chạm hình rồng trên cầu chim đậu, chạm đốt tre trên móc treo... đòi hỏi tay nghề rất cao, chỉ chệch một đường dao là bao nhiêu công sức lại xuống sông xuống biển. Những chiếc lồng đặc biệt này, sau khi rời  làng Vác sẽ được chu du tới phương trời xa xôi nào đó, dùng để trang trí cho những không gian sang trọng. Tư duy của giới trang trí nội thất đã khiến làng Vác cho ra đời những chiếc lồng rất lạ, có chiếc đường kính 40, 50cm nhưng cao tới 2m.
Về làng Vác hôm nay, người ta không khỏi ngạc nhiên trước sức phát triển mạnh mẽ của làng nghề. Những chiếc lồng chim có hoa văn chạm khắc tinh xảo của làng Vác theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước để phục vụ thú chơi chim cảnh tao nhã của người Việt.
Một ngày không xa, mong rằng làng nghề được phát triển mạnh mẽ, mang thương hiệu lồng chim Canh Hoạch ra thế giới ... và Làng sẽ thành điểm du lịch văn hóa - một làng nghề lâu đời nhất đất Bắc.
Gỗ làm lồng chim
HỌa tiết trên lồng chim
Lồng chim Vắc
Lồng chim


(Pika tổng hợp)

500 chú chim chào mào tụ hội thi tài tiếng hót hay

Hàng nghìn người (đa phần nam giới) đã có mặt tại Festival chim chào mào Huế 2013 để cùng nhau thi tài và thưởng thức thú chơi chim cảnh. Đây là hội thi chim chào mào có số lượng chim lớn nhất từ trước đến nay tại cố đô.
Sáng 28/4, không gian trước sân trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế bỗng trở nên rộn vang bởi tiếng chim hót vang. Hàng nghìn người yêu chim cảnh đã tụ hội về đây để thi thố, bình phẩm và thưởng thức tiếng hót của hơn 500 chú chim chào mào.
Festival chim chào mào Huế 2013 là hội thi chim có số lượng lồng chim tham gia thi tài lớn nhất từ trước đến nay. 500 chú chim của gần 40 đoàn đến từ Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đắc Lắc, Gia Lai, Tam Kỳ, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Hội An, Nghệ An, Hải Phòng, Bắc Ninh, Điện Biên, Đà Nẵng,…
Những chú chim thi đấu tốt sẽ ra giọng dài đều, thường tìm cách dọa nạt đối phương bằng các “đòn” bung cánh, xòe đuôi,… Chim bị loại vì không thi đấu tốt do có biểu hiện: ra giọng yếu, ham tắm nắm, xù lông, xỉa lông nhiều lần, lộn “mèo” 360 độ và cụt móng.
500 chú chim chào mào tụ hội thi tài
Hàng nghìn quý ông cả nước đã tụ tập về Huế để thi chim chào mào trong khuôn khổ Festival nghề Huế 2013 - "Tinh hoa nghề Việt"
Khoảng 50 lồng chim được phân vào 1 bảng đấu và treo gần nhau. Sau một khoảng thời gian thi thố. Các giám khảo sẽ dựa vào các tiêu chí chấm thi để loại dần các chú chim. Những chú chim dành chiến thắng trong 1 bảng đấu sẽ tiếp tục được xếp vào các bảng đấu khác để loại dần cho đến khi tìm ra chú chim quán quân.
Chim chào mào được xếp cạnh nhau khi hót thì sẽ dẫn đến “đè” giọng nhau, con nào giọng yếu sẽ sợ hãi, xù lông và hoảng loạn. Những chú chim này sẽ được đưa xuống, trùm khăn lại để hồi phục “tinh thần”.
Bác Hoàng – một người chơi chim cảnh cho biết: “Chơi chim mà để mãi trong nhà thì người nuôi chim sẽ chán mà chim cũng buồn. Vậy nên phải đem chim đi gặp bạn bè. Chủ nhân ngồi cà phê, giao lưu bình phẩm. Chim cảnh thì so tài thi thố, hót ca. Đó mới là cái thú vui tao nhã của việc nuôi chim”.
Chuyên môn của hội thi năm nay được nhiều dân chơi chim đánh giá rất cao bởi ban giám khảo uy tín, khách quan và các tiêu chí chấm điểm rõ ràng, cụ thể.
Kết quả chung cuộc: Giải nhất thuộc về chim của anh Ngô Văn Hoàng (Tp Huế). Giải nhì thuộc về anh Ngô Ngọc Văn (Tp Huế) và anh Phan Văn Định (Tp Đà Nẵng) đoạt giải ba. Đây là điều khá thú vị khi trong cuộc thi chim đầu tháng 4 năm nay tại thành phố Hội An, anh Định cũng đoạt giải 3 xếp sau 2 người chơi của Hội An.
Những lồng chim được bao bọc kỹ trước khi xung trận
Những lồng chim được bao bọc kỹ trước khi "xung trận"
Hơn 500 chú chim thi tài làm cả sân trường rộn tiếng chim líu lo
Hơn 500 chú chim thi tài làm cả sân trường rộn tiếng chim líu lo
Chào mào đang thi hát.
Chào mào đang thi hát. 
Những lồng chim tinh xảo
Những lồng chim tinh xảo
Những lồng chim tinh xảo
Cuộc thi chim lớn nhất toàn quốc diễn ra ở Huế diễn ra cực kỳ sôi nổi
Cuộc thi chim lớn nhất toàn quốc diễn ra ở Huế diễn ra cực kỳ sôi nổi
Những lồng chim bị loại sẽ được tập kết trước bàn giám khảo để người chơi đến nhận về.
Những lồng chim bị loại sẽ được tập kết trước bàn giám khảo để người chơi đến nhận về.

theo dan tri

chiếc lồng chim chào mào giá 80 triệu

Hôm nay được chiêm ngưỡng cái lồng chim tuy trông rất đơn giản nhưng giá trị thực của nó lại lên đến giá gần 100 triệu đồng.giờ em mới có time post ảnh lên được.
anh em vào đánh giá nhé















lồng chim chào mào mới được chuyển ra từ Bình Dương thì phải,và hôm nay mới được vào dầu nước 1.nan tre già,khung lồng được làm bằng chất liệu gỗ sưa đỏ.
và đực chủ nhân định giá là 80 triệu.
mời anh em chiêm ngưỡng ạ

Cách nuôi chim chào mào siêng hót


1/ Chim bổi mới bắt về: mất 3 tháng để "trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "kiếp tù chung thân". Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi

 2/ Sau 3 tháng quân trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ ... Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng - việc này hơi khó thực hiện - con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là "mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn" dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi.

3/ Sau quá trình trên thường thì chim sẽ thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2-3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dượt, đấu đá sau khi thay lông xong. Chế độ chăm sóc chim trong thời gian thay lông thì chắc tôi không bàn thêm nữa. Sau khi xong lông (xong hẳn nhé - khi nào cho chim tắm xong khoảng 3-5 phút là lông chim khô, bóng mượt) là bắt đầu chế độ tập dượt. Lúc này nếu treo một mình thì chim của bạn đã sổ cả ngày rồi, nhưng nó cần đi thi thố tài năng, qua mỗi đợt như vậy, nết chơi của nó sẽ đa dạng dần lên, chim sẽ dữ dằn hơn, nó sẽ dần trổ hết bài mà khi đứng một mình nó không "thi triển". Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi - là xách chim đến nhừng tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu) Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, thậm chí có khi nó còn bố láo hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này thì chỉ có hưởng thụ thôi.

Phóng viên VTC về làng vác phỏng vấn và xin hướng dẫn làm một chiêc lồng chim làng vác







Một Video hướng dẫn làm lồng chim từ làng vác.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

"Đệ nhất" lồng chim xứ Huế

Ông Đoàn Minh Căn ở làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) được mệnh danh là "đệ nhất lồng chim xứ Huế”. Ông được nhiều người biết đến bởi tài nghệ chế tác lồng chim độc đáo có một không hai.


Ông Đoàn Minh Căn miệt mài chế tác các tác phẩm.

Ngôi nhà khang trang của ông tại làng Dương Nỗ luôn ồn ào bởi tiếng máy cắt ù ù, tiếng đục đẽo của những thợ trẻ. Đó là những học trò đang cùng ông cần mẫn chế tác những chiếc lồng chim độc đáo và công phu.

Ông Căn cho biết, ngày trước, ít người nuôi chim cảnh nên ông chủ yếu làm thủ công, nhưng hiện nay đời sống phát triển, rất nhiều người có thú vui tao nhã này nên nhu cầu theo đó mà tăng cao. Ông phải mua sắm nhiều loại máy móc hiện đại mới làm kịp để đáp ứng nhu cầu của người chơi chim cảnh.

Sinh năm 1966 tại làng Dương Nỗ, trong một gia đình thuần nông nghèo nhưng ông Căn đam mê điêu khắc và hội họa. Trong những lần lên phố chơi, khi đi qua những xưởng chế tác lồng chim, chàng trai trẻ Đoàn Minh Căn đã bị cuốn hút bởi những lồng chim được chạm trổ rất cầu kỳ và đẹp mắt.

Năm 1982, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông không học lên cao nữa mà quyết định theo học nghề điêu khắc để thỏa mãn niềm đam mê của mình.

Nơi đầu tiên ông đến học là xưởng điêu khắc của nghệ nhân được mệnh danh là "bàn tay vàng" thời bấy giờ, ông Lê Đăng Duân. Sau khi học hỏi được một số kinh nghiệm, ông xin vào làm cho một xí nghiệp mộc mỹ nghệ để có tiền trang trải cuộc sống.

Năm 1985, xí nghiệp mộc giải thể, ông lại xin học nghề ở xưởng chạm khắc mỹ nghệ của nghệ nhân Phạm Thế Huề, một người thợ nổi tiếng trong việc chạm khắc các công trình trong hoàng cung thời Nguyễn, để nâng cao tay nghề.

Sau hơn hai năm học tại đây, ông trở về làng Dương Nỗ mở xưởng và từ đó đến nay gắn liền với việc làm lồng chim kiêm đào tạo nghề cho con em của dân trong vùng.

Gần 20 năm trong nghề, có lẽ ông là một trong số ít người đam mê sáng tạo cũng như chế tác những chiếc lồng chim cầu kỳ trong thời gian dài đến thế. Ông luôn tâm niệm, mỗi lồng chim do mình tạo ra không phải là sản phẩm bình thường mà là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, để khách hàng cảm thấy họ không chỉ chơi chim mà còn chơi cả lồng nữa.


Chiếc lồng chim độc đáo "Thập nhị hoa giáp quần tiên".

Yếu tố quan trọng nhất để làm được chiếc lồng chim đẹp, bền là nguyên vật liệu. Ông cho biết, tất cả các lồng chim đều được làm bằng tre, nhưng không phải loại tre nào cũng làm được.

Loại tre ông chọn là tre già mọc trong rừng vì chúng rất bền, dẻo, có màu sắc đẹp, sáng, rất thích hợp để chế tác cũng như tạo dáng cho lồng chim. Vì là tre trong rừng nên rất hiếm, ông thường phải đặt tiền trước cho người dân để thuê họ đi lấy nhưng vẫn không có đủ, phải liên lạc với nhiều mối ở Tây Nguyên và cả ở ngoài Bắc nữa.

Khi chúng tôi đến cũng là lúc ông sắp hoàn thành những khâu cuối cùng của chiếc lồng "đầu rồng". Ông cho biết, chiếc lồng này do một khách hàng tại TP.HCM trực tiếp ra đặt và phải mất hơn hai tháng mới hoàn tất.

Nhìn đôi tay ông tỉ mỉ, nhẹ nhàng đục đẽo những chi tiết độc đáo, phức tạp, sinh động cho tác phẩm như: nụ hoa, đôi mắt rồng, hay những giọt sương long lanh trên lá; nhìn những giọt mồ hôi nhễ nhại, thấm ướt áo ông càng thấy trân trọng công sức, tâm huyết cũng như cách ông thổi hồn vào tác phẩm của mình.

"Phải đam mê và yêu nghề thì mới mang lại sức sống cho mỗi tác phẩm của mình được", ông Căn chia sẻ.

Quả đúng vậy, có thể nói, mỗi lồng chim ông Căn tạo ra là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, với những nét chạm trổ tinh xảo bởi bàn tay tài hoa của ông và là kết quả của sự cần cù hiếm thấy.

Cầu Trường Tiền, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ..., những cảnh đẹp nổi tiếng của xứ Huế được ông lồng ghép vào trong mỗi tác phẩm một cách tài tình. Những giá trị văn hóa được ông tô điểm, làm cho chúng trở nên sống động trong mắt người chiêm ngưỡng.

Hầu hết khách hàng của ông là những người có điều kiện kinh tế khá giả, đặc biệt rất đam mê thú chơi chim cảnh nên ngoài sưu tầm những loài chim đẹp, quý hiếm, họ còn rất quan tâm đến ngôi nhà cho chim, "nhà” phải vừa đẹp, vừa "độc" để họ thêm phần hãnh diện.

Vì thế, họ sẵn sàng bỏ ra tiền triệu, thậm chí hàng chục triệu để mua những chiếc lồng sao cho xứng tầm với con chim quý. Nắm bắt được tâm lý đó nên ông Căn luôn tìm tòi để đổi mới kiểu dáng lồng chim nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Có lẽ bởi thế mà những sản phẩm của ông đều có giá rất cao, thông thường, một chiếc lồng có giá dao động từ 5-20 triệu đồng. Còn những chiếc đặc biệt do khách hàng đến tận nơi đặt phải làm trong thời gian dài vì độ công phu cũng như phải mất công tìm đúng nguyên liệu nên có giá từ 40-50 triệu đồng.



Những chi tiết tạo nên lồng chim mang đậm giá trị nghệ thuật.

"Thời gian làm một lồng chim khá dài, đầu tiên phải thiết kế hình dáng chiếc lồng theo đúng yêu cầu của khách, nhiều khi phải mất cả tuần lễ cho công đoạn này. Sau đó phải tỉ mỉ chế tác từng chi tiết nhỏ nhặt cho đến khi sản phẩm hoàn thành. Thế nên thường không có khách hàng nào phàn nàn về giá thành của nó”, ông Căn cho biết.

Tài năng của ông đã được minh chứng tại Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam năm 2009 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Huế: chiếc lồng chim bằng tre có tên gọi "Thập nhị hoa giáp quần tiên" của ông đã vượt qua hàng trăm sản phẩm để đạt giải nhất vì được chế tác rất công phu và có tính thẩm mỹ cao.

Chiếc lồng chim được làm bằng tre rừng, phía trên cùng là chiếc móc hình con phượng đang bay lượn, tiếp theo là bộ chào móc bốn nhánh được chạm trổ hình tiên cưỡi hổ và rồng, ở giữa chạm hình quả bầu xuyên hình hoa lá.

Cầu chính nơi chim đậu được chế tác hình hai con rồng đối ngược nhau, cạnh đó là nơi cho chim ăn uống được chế tác hình quả đào tiên... Đặc biệt là bức phù điêu "Thập nhị hoa giáp quần tiên" ở mặt đáy của lồng được chạm trổ tinh xảo với các ông tiên quần với 12 con giáp trên nền phong cảnh núi non, nhà cửa, chùa chiền...

Với sự tài hoa bậc thầy về chế tác lồng chim, sản phẩm ông làm ra được nhiều người biết đến, lồng chim của ông không những có mặt tại Huế mà còn có ở khắp nơi, từ Đà Nẵng, Hà Nội đến TP.HCM..., và còn được xuất khẩu sang nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia...

Với khả năng sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ trong việc chế tác lồng chim, ông xứng đáng với tên gọi "Đệ nhất lồng chim xứ Huế”.

Theo Văn Thông (Doanh nhân SG

Những lồng chim trong phố

Chưa khi nào Hà Nội lại nhiều chim như bây giờ. Nếu đi đường vô tình ngước nhìn lên, dễ dàng bắt gặp vô số lồng chim treo trên cửa sổ đang ríu rít tiếng chim hót.
Thú chơi một thời tưởng chỉ hấp dẫn với lứa tuổi đã “cứng” nay ngấm ngầm thâm nhập cả vào giới trẻ nơi thành phố, và dẫn dụ thêm rất nhiều người cùng mê tiếng chim hót bắt đầu vào cuộc chơi. Chẳng biết nở rộ từ khi nào, nhưng phong trào hiện tại đang được đông người hưởng ứng tại Hà Nội.



Dễ dàng bắt gặp những giàn lồng chim cảnh như thế này ở khu vực nội thành.
Dễ dàng bắt gặp những giàn lồng chim cảnh như thế này ở khu vực nội thành.

Một lồng chim đơn lẻ trên phố Hàng Bồ.


Một lồng chim đơn lẻ trên phố Hàng Bồ.
Một lồng chim đơn lẻ trên phố Hàng Bồ.

Ngõ Hàng Bè có rất nhiều nhà nuôi đến cả chục lồng chim cảnh.


Ngõ Hàng Bè có rất nhiều nhà nuôi đến cả chục lồng chim cảnh.


Ngõ Hàng Bè có rất nhiều nhà nuôi đến cả chục lồng chim cảnh.
Ngõ Hàng Bè có rất nhiều nhà nuôi đến cả chục lồng chim cảnh.

Những lồng chim ở phố Lương Văn Can.
Những lồng chim ở phố Lương Văn Can.

Chim Hoàng Yến với bộ lông vàng sặc sỡ.
Chim Hoàng Yến với bộ lông vàng sặc sỡ.

Trên chim dưới gà.
Trên chim dưới gà.

Mấy ai có được điều kiện như người thợ hàn này!
Những lồng chim khuyên cheo trên phố

Mấy ai có được điều kiện như người thợ hàn này!


Mấy ai có được điều kiện như người thợ hàn này!
Mấy ai có được điều kiện như người thợ hàn này! trên đầu là rất nhiều loại lồng chim, lồng chim chào mào, lồng chim họa mi....

Những lồng chim trong khu phố cổ.


Những lồng chim trong khu phố cổ.


Những lồng chim trong khu phố cổ.
Những lồng chim trong khu phố cổ.

Hữu Nghị


Hữu Nghị