Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Kỹ thuật chăm sóc Họa Mi khi thay lông

Tùy thuộc vào sự chăm sóc mà chim hoạ mi nuôi sẽ thay lông sớm hay muộn. Nếu thay sớm thường thì bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, còn muộn thì cuối năm. Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổnh định hơn họa mi mộc (bổi). Viết về cách chăm chim Họa mi thay lông thì đã có rất nhiều sách đề cập đến chẳng hạng như sách của Việt Chương. Dưới đây là bài viết được tổng hợp về cách chăm chim họa mi thay lông theo kinh nghiệm nuôi của nhiều tác giả đã được chọn lọc.




- Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông: Họa mi sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại, khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).
- Về thức ăn thường thì nuôi họa mi hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, nên cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3 - 4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò (hoặc ngô), có thể lấy thêm lòng trắng hoặc không. Tăng cường mồi tươi: châu chấu hay dế hay cào cào,...
- Nuôi chim họa mi bạn nên tập cho con chim ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi cần tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi thì chim sẽ phải ăn. Không nên cho chim họa mi ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Về lồng nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn). Nếu có điều kiện nên cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, làm như vậy chim họa mi tuột lông rất mau. Chim họa mi thường thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới. Nuôi họa mi cần cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1 - 2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. Họa mi khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều và cần cho chim tắm nắng.

(Sưu tầm)

Kỹ thuật thuần hóa chim Họa Mi

Trong số các loài chim cảnh, họa mi được ví là "nghệ sĩ của rừng xanh" bởi giọng hót lanh lảnh, luyến láy, lên bổng xuống trầm tựa hồ tiếng suối reo, gió thổi vi vu. Không những thế, họa mi còn là những đấu sĩ không khoan nhượng khi lâm trận.
Trong số các loài chim cảnh, họa mi được ví là "nghệ sĩ của rừng xanh" bởi giọng hót lanh lảnh, luyến láy, lên bổng xuống trầm tựa hồ tiếng suối reo, gió thổi vi vu. Không những thế, họa mi còn là những đấu sĩ không khoan nhượng khi lâm trận. Tính cách của chim họa mi cũng khác biệt so với nhiều loại chim rừng khác, đó là sự cao sang, cầu kỳ, trau truốt. Bởi thế, việc thuần hóa chim họa mi không hề đơn giản. Xét một cách tổng quát, chim họa mi thuộc loại ương ngạnh, khó tính, khó thuần.
- Chúng ta sẽ bắt đầu từ khái niệm "chim mộc". Người chơi chim sử dụng từ "mộc" để nói về những con chim vừa bắt từ rừng về. Đặc điểm cơ bản nhất của chim trong thời kỳ này là sự hoảng sợ, nhút nhát. Nuôi chim trong kỳ này rất vất vả, khó khăn bởi chúng chưa quen với cuộc sống trong lồng. Mỗi khi thấy bóng người là mỗi lần bay nhảy loạn xạ, đâm đầu vào các nan lồng dẫn tới rách đầu, chảy máu, xã cánh, gãy đuôi... Có con chim thậm chí còn nhất quyết không chịu ăn dẫn tới tử vong. Nếu bạn không phải là người nuôi chim có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất không nên chọn mua và nuôi chim họa mi trong thời kỳ này. Tốt nhất là nên mua những con chim tương đối thuần, đã biết ăn cám và cất tiếng hót trong lồng.
- Để thuần hóa chim mộc, những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái "lồng cũi", cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũi là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen "đứng cầu", ăn cám. Tất nhiên thời gian đầu, người chủ còn cho chim ăn cả các loại côn trùng hoặc thức ăn tự nhiên quen thuộc với cuộc sống hoang dã của nó nữa.
- Khi chim đã bắt đầu biết ăn cám, biết hót khi nghe thấy những thanh âm của đồng loại cũng là lúc người chủ quan sát và nhận biết được giá trị của từng con. Họ đưa chim ra ở "lồng nuôi". Thông thường, chúng ta mua chim khi chim ở giai đoạn này. Không biết dùng từ nào cho chính xác nhưng có lẽ ta tạm gọi những chú chim như vậy là "chim tạm".
- Ở thời kỳ này, chim vẫn bay nhảy loạn xạ khi thấy bóng người, có con vẫn rách đầu chảy máu như thường nhưng bù lại chúng đã biết ăn cám, đứng cầu và hót trong lồng. Nhiều khi để theo dõi chim, tôi phải nấp sau những bức tường lắng nghe xem hôm nay chim của mình có hót không hay hót thêm được những giọng gì mới. Kinh nghiệm phổ biến nhất cho việc nuôi chim trong thời kỳ này là phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người. Tùy theo tính cách của từng con chim bạn có thể để hé lồng ít hay nhiều. Bạn nên có một con chim mái tương đối thuần để "ốp" chim đực làm cho chim đực bớt hoảng sợ và sớm thích nghi với cuộc sống trong lồng. Cách "ốp đực" không có gì là phức tạp cả. Bạn treo chim mái ở cạnh chim đực, mở hé lồng để chim đực nhìn thấy chim mái. Nếu con chim mái của bạn thuộc loại hay, chim đực sẽ nhanh thuần hơn. Tôi thật may mắn khi đang sở hữu một con chim mái thuộc loại "đỉnh". Cứ mỗi khi nhìn thấy chim đực là nó vẫy vẫy hai đầu cánh, nhảy lên thành lồng như muốn âu yếm, vuốt ve chim đực. Và chú chim đực như cũng "xốn xang" đáp lại tình cảm của cô nàng, quên cả hoảng sợ.
- Không giống như nhiều loại chim khác, chim họa mi rất hiếu thắng vì vậy bạn không nên để những con chim đực "tạm" ở gần những con chim "thuần". Nếu như bạn nuôi khướu, việc treo hai con chim đực ở gần nhau đem lại hiệu quả tích cực là chúng có thể học tập giọng hót cũng như phản xạ của nhau thì việc treo hai chim họa mi đực ở gần nhau lại đem đến những kết quả tiêu cực. Là giống chim hiếu thắng xuất phát từ bản năng tranh giành chim mái, hơn nữa trong tự nhiên, họa mi thường sống đơn lẻ trên những "lãnh địa" riêng nên nó sẽ không chấp nhận sự có mặt của kẻ "phá đám"; họa mi đực thuần sẽ có hành động "dằn mặt" con chim mới khiến cho nó thêm hoảng sợ. Mỗi lần mở mỏ định hót là mỗi lần chim thuần lớn tiếng đe dọa, cảnh cáo. Vì vậy chú chim mới mang về còn lâu mới dám thể hiện giọng ca của mình. Kinh nghiệm rút ra là nên ốp đực bằng mái và ngược lại nên ốp mái bằng đực.
- Có thể nói chăm sóc chim "tạm" là giai đoạn vất vả nhất trong quá trình thuần hóa chim họa mi. Nếu như ở thời kỳ "mộc", người chủ chỉ việc tiếp nước và thức ăn cho chim trong lồng cũi thì ở giai đoạn "chim tạm" bạn phải tập cho chim những thói quen và phản xạ cần thiết khi sống trong lồng. Bạn nên cố gắng thực hiện những công việc chăm sóc chim một cách đều đặn và cố định vào mỗi giờ trong ngày, chẳng hạn sáng mở áo lồng vào một giờ cố định, sau đó treo chim ở một chỗ cố định, tiếp thức ăn, nước uống vào một giờ cố định... để tạo cho chim có những "phản xạ có điều kiện" phù hợp với cuộc sống trong lồng.
- Khi chim mới đưa vào lồng nuôi, do chưa quen với việc tiếp xúc với con người nên bạn phải chấp nhận một thực tế là không thể ngày nào cũng "sờ mó" vào lồng chim được. Bạn nên để hai cóng đựng thức ăn đầy cho chim ăn dần trong ba bốn ngày. Tất nhiên lồng chim của bạn lúc này rất "nặng mùi" và không còn cách nào khác là phải "sống chung” với thứ mùi mới mẻ này. Giải pháp tối ưu là bạn nên treo chim tránh xa những nơi sinh hoạt thường nhật của gia đình để "không ai đụng cham đến ai cả".
- Cùng với thời gian, tùy theo tính cách của con chim dạn hay ít dạn người hơn, bạn hé dần, hé dần áo lồng cho chim dần làm quen với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tăng dần cường độ tiếp xúc với chim bằng cách tiếp thức ăn hàng ngày, cho chim ăn mồi sống, thay nước, tắm cho chim... Và, như tôi đã trình bày ở phần trên, nếu có thể, hãy luôn cho chim đực được "ốp mái". Nhưng vào ban ngày, bạn nên treo tách chim đực và chim mái ra để chim đực, khi nghe thấy tiếng chim mái gọi, sẽ luyện tập giọng hót của mình và thể hiện những "tuyệt chiêu" mà có khi bạn cũng không ngờ tới.
- Khi con chim mới về nhà bạn, trừ khi bạn mua "chim thuộc", không bao giờ bạn có ngay một chú chim ưng ý cả. Hoặc là không hót, hoặc là lông cánh rách, hoặc là nát mặt chảy máu... hoặc là tất cả những điều đó. Nhưng bạn yên tâm, chỉ cần kiên nhẫn chăm sóc, chú chim của bạn không sớm thì muộn cũng sẽ đạt tiêu chuẩn thôi. Tôi còn nhớ khi mới mang chim về, mỗi lần cho chim tắm tôi xót hết cả ruột khi nhìn chú chim bay nhảy loạn xạ, rách đầu rách mặt... Nhưng đó là thực tế mà mỗi người chúng ta phải chấp nhận khi đưa một sinh vật hoang dã vào trong cuộc sống con người.
- Một điều cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc chim là lúc nào cũng phải dịu dàng, nhẹ nhàng và âu yếm chú chim. Chưa có khoa học nào chứng minh về thái độ chăm sóc chim ảnh hưởng như thế nào tới mức độ thuần của chim nhưng tôi dám chắc rằng khi bạn treo chim, hạ chim, phủ áo lồng cho chim, cho chim ăn, thay nước uống, tắm cho chim... bằng sự dịu dàng, nhẹ nhàng, âu yếm, hiệu quả thuần hóa chim sẽ cao hơn rất nhiều với một thái độ dửng dưng, một khuôn mặt dữ tợn hay những hành động mạnh bạo.
- Tóm lại việc chăm sóc và thuần hóa chim hoạ mi rất vất vả đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nhưng nếu bạn thực sự có tình yêu với loài chim này, bạn sẽ vượt qua tất cả khó khăn và khi chú chim của bạn cất cao tiếng hót, trổ tài, khoe sắc bạn sẽ thấy hạnh phúc vô cùng.
- Sẽ đến một lúc nào đó, khi bạn mở áo lồng chim, cho chim ăn hay tắm cho chim... bạn sẽ thấy chú chim không còn bay nhảy lộn xộn nữa mà chỉ nhảy vài cái lấy lệ. Trông thấy bạn nó không còn sự hoảng sợ nữa mà như nhìn thấy người quen. Vào mỗi buổi bình minh, bạn treo chim ra ngoài đón những tia nắng ban mai dịu nhẹ, âm áp, chú chim của bạn bình tĩnh mở mỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới... Khi ấy, có thể nói bạn đã thành công trong việc thuần hóa chim họa mi rồi.
- Ngay cả khi đã thuần, ngoài chế độ chăm sóc bình thường, bạn vẫn nên cho chim đực "ốp mái" để kích thích "nam tính" trong chúng. Cũng giống như con người, tôi nghĩ rằng sự hưng phấn trong "tình yêu" có thể giúp chim họa mi thêm dồi dào sinh lực, ăn khoẻ hơn, chải truốt bộ lông hơn và trau truốt thêm giọng hót của mình. Như thế, người nuôi chim chúng ta chỉ có lợi mà thôi.
- Bằng kinh nghiệm và những phương pháp của mình, tôi thấy thông thường phải mất từ 4 đến 6 tháng để có một chú chim họa mi tương đối thuần, trường hợp cá biệt cũng có những con lên đến một năm hoặc hơn. Ngoài những kinh nghiệm mà tôi đã trình bày ở trên, một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thuần hóa họa mi là cách chọn chim của bạn như thế nào nữa. Và đấy là một chủ đề mà tôi rất muốn trao đổi với các bạn trong những ngày sắp tới. Tôi cũng xin thừa nhận rằng, từ trước tới giờ chỉ toàn nuôi mi hót nên không có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi mi chọi. Vậy bạn nào có kinh nghiệm hay xin góp ý để học hỏi nhé.
Kỹ thuật thuần chim họa mi, Nguồn: CLB Chim Cảnh Việt.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Lồng chào mào vuông trúc CM053

Lồng chào mào vuông trúc CM053

Lồng chào mào vuông trúc CM053

Lồng chào mào vuông trúc CM053

Lồng chào mào vuông trúc CM053

Lồng chào mào vuông trúc CM053

Lồng chào mào vuông trúc CM053

Giá : 500.000 VNĐ


Mô tảLồng chào mào vuông trúc 
Chất liệuTrúc
Đường kínhĐang cập nhật
Chiều caoĐang cập nhật
Xuất sứVác - Dân hòa- Thanh oai -  Hà nội



          - HOTLINE : 0987.501.304                           

Lồng chim chào mào bộ 3 cái đục phúc lộc thọ, đục rồng, đục đồng tiền CM052

Lồng chim chào mào bộ 3 cái đục đồng tiền CM052

Lồng chim chào mào bộ 3 cái đục đồng tiền CM052

Lồng chim chào mào bộ 3 cái đục rồng CM052

Lồng chim chào mào bộ 3 cái đục phúc lộc thọ CM052

Lồng chim chào mào bộ 3 cái đục phúc lộc thọ CM052

Giá : LH 0987.501.304   


Mô tảLồng chim chào mào bộ 3 cái đục phúc lộc thọ, đục rồng, đục đồng tiền
Chất liệuTrúc
Số nan64 nan -> 68 nan -> 72 nan
Chiều caoĐang cập nhật
Xuất sứVác - Dân hòa- Thanh oai -  Hà nội



          - HOTLINE : 0987.501.304                           

Lồng mi trúc kỹ đục vân cá vuông M016

Lồng mi trúc kỹ đục vân cá vuông M016

Lồng mi trúc kỹ đục vân cá vuông M016

Lồng mi trúc kỹ đục vân cá vuông M016

Lồng mi trúc kỹ đục vân cá vuông M016

Lồng mi trúc kỹ đục vân cá vuông M016

Giá : 1.200.000 VNĐ 


Mô tảLồng mi trúc kỹ đã qua xử lý mối mọt đục vân cá vuông
Chất liệuTrúc
Đường kínhĐang cập nhật
Chiều caoĐang cập nhật
Xuất sứVác - Dân hòa- Thanh oai -  Hà nội



          - HOTLINE : 0987.501.304                           

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Lồng chào mào tre già đục chim hoa- vòng bi - kỹ CM051



Giá : 3.500.000VNĐ



Mô tảLồng chào mào tre già đục chim hoa- vòng bi - kỹ
Chất liệuTre già 100%
Đường kínhđang cập nhật
Chiều caođang cập nhật
Xuất sứVác - Thanh oai -  Hà nội



          - HOTLINE : 0987.501.304                           

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Móc lồng mi, chào mào trúc triện PK030



Móc lồng mi, chào mào trúc triện PK030

Móc lồng mi, chào mào trúc triện PK030


Móc lồng mi, chào mào trúc triện PK030

Giá :200.000VNĐ
-  Mô tả: Móc lồng mi,  lồng chào mào trúc triện
-  Chất liệu : trúc




          - HOTLINE : 0987.501.304                           

Móc đồng đen dùng cho lồng mi PK029




Giá : 120.000VNĐ
-  Mô tả: Móc đồng đen dùng cho lồng chim mi 
-  Chất liệu : đồng đen



          - HOTLINE : 0987.501.304                           

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Lồng mi chiến tre già đục rồng canh bong M015











Giá : 11.000.000VNĐ                     
-  Mô tả: Lồng mi chiến tre già đục rồng canh bong, sàn tre ép.
-  Chất liệu : tre già
+  Đường kính :
+ Chiều cao :

 -          - HOTLINE : 0987.501.304                           

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Kỹ nghệ luyện chim vành khuyên ở Hà thành


Chú chim vành khuyên của anh Tuấn đã được trả giá tới 25 triệu đồng. (Ảnh: Trung Hiền/Vietnam+)

“Sắm cho mình một chú chim khuyên ưng ý, trị giá vài chục ngàn đến vài chục triệu mới chỉ là… khâu đầu. Muốn chim hay, ‘đấu’ tốt, người chơi khuyên còn phải chăm bẵm, tập luyện rất công phu.” Lời anh bạn có thâm niên “chơi chim” hàng chục năm khiến tôi không khỏi tò mò về thú chơi chim khuyên độc đáo ở Hà Nội.

Chăm chim hơn chăm… vợ đẻ

Quán cafe nhỏ ở góc hồ Thiền Quang là nơi “tụ tập” mỗi buổi sáng của Câu lạc bộ vành khuyên Hale. Tại đây, hôm ít thì chừng năm mươi, hôm nhiều thì có đến trên trăm lồng vành khuyên xinh xắn, thi nhau líu lo.

Anh Đặng Văn Tuấn (sinh năm 1964), Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ vành khuyên Hale - một lão làng trong giới chơi chim khuyên Hà thành, có thâm niên gần 30 năm kể, quê mình ở Đà Nẵng. Cách đây 24 năm, anh đi làm xây dựng ở Hà Nội, rồi lấy vợ, lập nghiệp ở đây. Những chú chim chào mào, yến, vành khuyên được anh đưa lên tàu, vận chuyển từ Đà Nẵng ra Hà Nội để tiện bề chăm sóc. “Ngày ấy, người Hà Nội chơi chim nhiều, nhưng không có thói quen mang chim ra các quán café như bây giờ,” anh nói.

Nhấp ly cafe, anh bảo, trong các loài chim cảnh, chơi khuyên thật lắm công phu. Loài vành khuyên là thứ chim nhỏ xinh, màu vàng xanh nhưng cũng có con màu vàng óng, đen, mơ… rất được ưa chuộng.

Theo anh Tuấn, hầu hết chim khuyên chơi đều là chim bẫy. Do đó, công đoạn chọn chim phải cực kỳ tỉ mẩn. Này nhé, phải chọn được những chú khuyên có đầu to, trán rộng, mắt đóng cao (mắt xếch lên trên phía đỉnh đầu). Nên chọn những chim khuyên mỏ vàng, hàm sâu, lông mỏng, ngắn và tơi. Đây là những chú khuyên có khả năng nhanh hót (líu) và líu nhiều.

Chim vành khuyên hay phải là những chú hay đứng giữa cầu (thanh giữa lồng, làm chỗ cho chim đứng), giọng lảnh, to, dài và có tính ganh đua với đồng loại… Chân chim khuyên phải cao, lông óng để tạo dáng cho chim đẹp. Vì chọn chim rất khó, nên có người ngồi cả buổi cũng không chọn được cho mình một chú chim ưng ý.

Chọn xong chim, mới chỉ là xong… công đoạn đầu. Tiếp theo, là công đoạn chăm sóc và tập luyện. Thông thường, mỗi người chơi chim sẽ có một kỹ nghệ riêng để chăm sóc chim của mình. Nhiều người còn ví von, chăm chim phải cẩn thận hơn chăm… vợ đẻ.

Việc đầu tiên trong công đoạn chăm sóc vành khuyên là chọn cám. Người sành chim không thể cho chú chim cưng của mình ăn cám công nghiệp bình thường mà phải cho ăn cám đậu xanh hoặc các loại cám “đặc sản” dành riêng cho chúng. Thi thoảng, người ta lại phải cho chim ăn bổ sung các loại dưỡng chất: một tuần cho ăn 1 lần mật ong (khoảng 5-7 giọt) để tăng sức đề kháng. Chim cũng được ăn hoa quả và sâu, châu chấu tươi thường xuyên. Ngoài ra, mùa đông nên cho chim khuyên ăn thức ăn có chất ấm hơn mùa hè.

Anh Tuấn cho hay, vành khuyên hay mắc bệnh đường ruột. Mỗi lần như thế, anh phải dùng “bí kíp” riêng bằng thuốc nam, hòa lẫn vào nước uống để chữa trị. Nếu để lạnh, chim sẽ bị “trúng gió,” và anh Tuấn chữa bằng cách bôi một lượng dầu gió thích hợp vào “áo lồng” [mảnh vải che lồng chim – PV] để chim khỏi bệnh.

Chế độ tắm của vành khuyên cũng… giống người. Mỗi ngày, người ta phải tắm cho chim 1 lần và mùa đông thì pha nước ấm cho chim tắm. Đặc biệt, không được dùng tay bắt chim mà phải mở cửa lồng, lùa chim sang… lồng tắm, được thiết kế riêng biệt.

Anh Nguyễn Cao Cường, 37 tuổi (ở Tạ Hiện, Hà Nội) cho hay, ngoài chế độ chăm sóc đặc biệt, chim vành khuyên còn phải được tập luyện thường xuyên. Cứ hai ngày một lần, người ta lại phải mang chim đi “tụ hội” để giúp chúng bạo dạn, tạo sự ganh đua nhau líu. Chim của anh Cường cũng đã đoạt nhiều giải trong các hội thi chim vành khuyên của Hà Nội cũng như liên tỉnh.

Hỏi về thời gian dành cho chim, người chơi chim đều bảo mất… rất nhiều. Và, hầu như họ không dám không đi đâu xa dài ngày. Nếu đi, họ sẽ thì mang chim đi gửi những người cùng chơi, bởi chỉ thế thì mới “đủ tin cậy” cho sức khỏe của chim cưng.

Nhìn lồng chim, biết… đại gia

Những năm trở lại đây, Hà Nội rộ lên thú chơi vành khuyên với đủ các lứa tuổi, thành phần. Có người chơi chim đơn giản chỉ vì thú vui, nhưng cũng có người chơi vì mục đích kinh tế.

Anh Tuấn cho hay, tuy không mua đi bán lại chim, nhưng anh là một trong những nhà sản xuất cám đậu xanh dành cho chim vành khuyên ở Hà Nội. Việc bán cám với giá 50.000 đồng/kg cũng là một nguồn thu giúp anh duy trì thú vui này.

Giá của một chú chim vành khuyên cũng thật đa dạng, có chú chỉ vài chục ngàn, nhưng cũng có chú đến vài chục triệu đồng. Chim khuyên của anh Tuấn được định giá 25 triệu đồng bởi đã nhiều lần đoạt giải trong các hội thi. Chim khuyên của anh Cường cũng đến giá 20 triệu đồng, nhưng họ đều không bán.

Anh Tuấn bảo, đó chưa phải là cái giá “ngất ngưởng,” mà chỉ là cái giá “kha khá” cho những người chơi chim. Thực tế, có con hoàng khuyên líu hay lên tới 65 – 70 triệu đồng. Giá đắt là vậy, nhưng cũng không có chim mà bán.

Lại nữa, bởi “chim đẹp phải ở lồng son” nên các đại gia chơi chim khuyên cũng chả sợ tốn kém khi sắm cho chú chim cưng của mình những chiếc lồng tre được trạm trổ công phu với những cái giá ngất ngưởng. Anh Sơn, một người chơi chim đã “chịu chi” đến 60 triệu đồng để mua một chiếc lồng chim với bộ cóng (bộ đựng thức ăn, nước uống cho chim) và cầu cho chim đứng, moóc lồng bằng ngà voi. Vừa qua, anh Sơn cũng đã mất chú hoàng khuyên trị giá 40 triệu đồng.

Theo giới chơi chim khuyên, nhiều đại gia tìm mua chim đoạt giải ở các giải thi với giá cao để “tăng giá trị” của mình. Song, đây chưa hẳn là… sự lựa chọn hoàn hảo. Bởi, “có người bỏ một đống tiền, mua chim được giải nhưng không biết chăm sóc, huấn luyện nên chim lại bị… tịt ngòi. Bởi, chim hay nhưng rơi vào tay thầy… không giỏi” anh Cường nói.

Anh Tuấn thì có lời khuyên với những người mới bước vào thú vui tao nhã này là “hẵng từ từ” và đầu tư có chọn lọc. Theo đó, người ta chỉ cần mua những chú chim có giá hợp lý và từ từ “học nghề” từ lớp đàn anh đi trước bởi mỗi người có một “bí kíp” riêng để có được những chú chim hay./.



Hội thi chim

Anh Tuấn cũng cho biết, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, thú chơi chim vành khuyên hiện đang nở rộ hơn bao giờ hết. Có nhiều Câu lạc bộ được mở ra như Hale, Giáp Nhị, Sinh vật cảnh Hà Nội, Long Biên, Hà Đông…

Thông thường, các Câu lạc bộ, Hội chim vành khuyên đều có những cuộc thi cho riêng mình. Và, ngày 21/3 tới, Câu lạc bộ vành khuyên Hale sẽ tổ chức Hội thi chim liên tỉnh miền Bắc, dự kiến sẽ có 200 lồng chim tham dự.

Để “dự thi,” chủ của các lồng chim phải đóng phí ở mức 50.000 đồng/lồng (đối với hội viên của Hale) và 100.000 đồng/lồng với người không phải hội viên. Sẽ có các giải bằng hiện vật: cúp, cờ, lồng chim… cho các chú chim đoạt giải.

Tuy hiện vật có giá trị rất khiêm tốn, song những cuộc thi chim lại thu hút được đông đảo người chơi chim tham dự. Bởi thông thường, các chú chim đoạt giải sẽ được định giá rất cao.
Trung Hiền (Vietnam+)

Kỹ thuật chăm sóc chim Chào Mào

Sơ Lược Về Các Loại Chào Mào : Khi vào thú chơi gì đi nữa cũng phải cần sự đam mê và siêng năng, chứ chỉ thích theo phong trào thì không tài nào bền được và giỏi được. Khi mới vào thú nuôi Chào Mào, một ai đó tình cờ do có duyên, hay sở thích muốn nuôi chim gì đó mà cơ duyên đưa đến.

Giá chim giao động từ 20 nghìn cho tới bạc triệu, và loại: Gián Cánh, Bạch Đề, Bạch Tạng, Chào Mào Bông, Mơ, là giống dị tướng bị đột biến, chim có màu trắng lạ thường, như có cánh trắng, lông đốm đốm trắng trên lưng, đầu, hoặc đuôi nguyên một hoặc vài cọng lông trắng, cánh trắng có một vài cọng lông trắng và cả móng trắng tùy vào con, có con toàn móng trắng hết. Đặc biệt giống Bạch Tạng thì bị đột biết hết cả thân hình, toàn thân trắng tinh, đặc biệt hơn nữa là riêng cái lông dưới đít và cái tách của nó vẫn còn đỏ. Xin nhắc một ai đó muốn mua giống Bạch Tạng thì phải để ý cặp mắt, bởi Bạch Tang như thế cặp mắt sẽ có màu đỏ, không còn đen nữa. Riêng giống chim Chào Mào Bông thì phải tùy độ đột biến của nó nằm ở đâu. Nếu nguyên cái đầu trắng còn thân hình đen, thì chỗ bị đột biến là nơi đầu nên cặp mắt sẽ có màu đỏ, còn lại giống chỉ bông trên lưng thì cặp mắt vẫn bình thường. Khác với chim Chào Mào bình thường, và giá cả có thể nói tới bạc triệu trở lên, tùy vào địa phương, nhu cầu và thể chất của con chim. Cho nên cũng có vài người ham tiền thiếu đạo đức đã nhuộm màu trắng trên lông chim và bán giá cao, sau khi chim thay lông hoặc tắm thời gian thì màu nhuộm trôi đi thì hỡi ôi. Cho nên phải cẩn thận và phải quen biết người giới thiệu để mua, còn không phải có kinh nghiệm nhất định.

Cách Chọn Chim Trống Đẹp Hay: Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống. Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn, cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6-9 âm thanh dài, còn chim mái chỉ đi được 3-4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit' tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim trống trong lưỡi có chấm đen, cỡ 3-4 chấm ở cuối lưỡi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua cho chim trống cho nên rất dễ bị lộn ,trường hợp này rất chi là hiếm


Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó phải to, khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm. Nói về mũ, tuy mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ nhưng chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là mũ lân và mũ rơm. Mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngũ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.
Họng bò tức là khi hót phù ra như ễnh ương.

Tập Luyện Cho Chim Bổi: có hai cách nuôi từ chim bổi: đó là từ chim đã đỏ tách ngoài trời, gọi là chim trời hoặc chim bổi già, gọi là già vì đã trưởng thành má đã đỏ. Chim chuyền là chim con còn chuyền cành, và chim tơ là các chú đã bay được to xác như chim đỏ tách bộ lông còn màu xám, có nơi gọi là chim má trắng. Đánh giá về hai giống này thì: chim đỏ tách nuôi lên thường thì hay hẵn sau một năm, như giọng hót chất lượng và cách đấu đá. Riêng chúng lâu dạn hơn chim chưa đỏ tách. Chim chưa đỏ tách chỉ có cái lợi là dạn lẹ mà thôi, và sau khi thay lông thì đẹp lắm do không bay nhảy vô độ. Tính độ hay của con tơ thì cở 30% là hay còn chim đã đỏ tách thì tới 80% sau mùa thay lông thì ta có thể chơi đã lắm rồi, và đặc biệt là chim đã đỏ tách với ta nuôi cở 4 tháng đổi lên thì đã thấy chúng chịu đấu với chim lạ sung tí rồi, vì nuôi ở nhà nếu có chim mồi thì nó sợ phần nào và quen với chim ở nhà, nếu các fans nuôi một cặp thì chúng cũng quen nhau từ giọng hót và quen mặt nên ít đấu nhau. Các bạn mới vào nghề nuôi, như nuôi hai con bổi mới lên mình sẽ thấy ở nhà nó đấu đá và hót rất chi bình thường cho tới khi ta nhờ bạn bè mang tới một con khác. Ta sẽ nghe chúng hót như rút giọng, hót siêng nhiều hơn, có vẻ sung hơn. Đặc biệt khi treo cho hót cở nửa tiếng sau rồi kê lồng cho đấu sẽ thấy nó đấu khác

Nuôi Chim Bổi Thành Chim Thuần : bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nửa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lỡ tróc đầu chảy máu thì qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào vào cóng ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.

Điều Kiện Nuôi Chào Mào : thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột/cám cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì, cà rốt rất chi là tốt. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.

Tắm Cho Chào Mào : Ra quầy chim mua một cái lồng tắm, 1 máng nước để chim tắm, 1 cái cầu để chim đậu, dùng keo 502 để dán chặt câu cầu đó vào lồng cố định hẳn luôn, để nó không bị trụt xuống hay rơi ra ngoài.
Sang chim qua lồng tắm, đặt lồng ở nơi nào nắng nhẹ, thích hợp cho chim tắm nhất là khoảng 10h30 - 12h vì thời điểm đó nắng đẹp, kích thích chim tắm.
Dùng nước vẩy nhẹ lên người chim, sau đó đổ vào máng tắm khoảng 1/2 nước (đổ nhiều chim sẽ ngợp và ko tắm). Đặt lồng nơi có nắng nhẹ.
Chim bị nước dính vào lông sẽ rỉa lông, rũ lông cho khô, nắng nhẹ kích thích cho chim cảm thấy khó chịu trong người. Nó sẽ cảm thấy khó chịu, và sau vài lần rũ lông đó là nó sẽ nhảy vào máng tắm để tắm thôi.
Nếu chim còn nhát thì trong khi chim tắm không nên đứng quá gần. Tắm cho chim giúp chim có bộ lông đẹp, và chim mau dạn người hơn. Nếu bận thì có thể 2 ngày tắm 1 lần cho chim.
Sau khi chim tắm xong thì sang chim qua lồng cũ thường nuôi nó, sau đó mang ra nơi nào có nắng nhẹ để chim rũ lông và sưởi cho khô lông. Khoảng một lúc là mang chim vào, treo ở nơi nào cao và thoáng!

Đặc Tính Của Chào Mào: Chim Chào Mào ưa kêu, miệng nó cứ lanh chanh cả ngày tuy không bay, nhưng cũng vui nhà vui cửa. Nó được coi là con chim bình dân (rẻ tiền, dễ nuôi) nên thích hợp với đại chúng. Nuôi lâu ngày, Chóp Mào biết “líu”, tiếng líu cũng véo von nhiều âm điệu. Khi con chim đã biết líu thì giá trị của nó cao hơn.

Phụ Kiện Lồng Chim: Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.

Cầu Cho Chào Mào: hồi giờ tôi chỉ dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững. Thời này có vài bạn dùng cầu thế như cong, uốn lượng. Theo vài ý kiến là: việc cong uốn như thế khiến con chim đứng đậu không cân bằng thân hình, sẽ gây ra bị tật cho chân chim.

Bệnh Của Chào Mào: Theo các bạn thì tiêu chảy thì do thay đổi cám/bột, nuôi vệ sinh không tốt, chim gần thay lông v.v.v. chim đi phân chảy hoặc bị đi dính chảy khiến con chim yếu và xù lông. Tôi để ý nhất là vấn đề vệ sinh! Như cóng nước uống và cóng cám để lâu không thay, chim ăn bột rồi rơi cám vào đấy, khiến nước uống hôi chua, cám bột để bị ẩm ướt, bột mua bị hư. Đặc biệt là ta nuôi loại lồng đấy chỉ có miếng váng và lót báo ở trên. Loại này khiến ta phải thay báo hâu như 2 ngày một lần, bởi Chào Mào ăn hay vứt đồ ăn ra. Đặc biệt là ngày ta cho chúng ăn trái cây như chuối, cà chua. Mà ta cho nhiều quá khiến nó ăn không hết. Trái cây rơi xuống dưới rồi nó lở đi phân dính và và trái cây để lâu hư, và rồi vô tình nó xuống ăn thì bị đường ruột mà thôi.

Cách Chữa Trị : ta có thể dọn sạch lồng, vệ sinh hủ bột/nước. Cho cám ăn mới sạch. Không nên cho ăn mồi tươi và trái cây vào giai đoạn này. Qua vài ngày nó sẽ khỏi.
Vài cách khác của các bạn là: dùng nước trà đậm hoặc là dùng thuốc đau bụng của người uống là Berberin thì phải, pha tí vào nước cho chim uống.
This image has been resized.Click to view original image


Nguồn: lananhbirds