Tùy thuộc vào sự chăm sóc mà chim hoạ mi nuôi sẽ thay lông sớm hay muộn. Nếu thay sớm thường thì bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, còn muộn thì cuối năm. Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổnh định hơn họa mi mộc (bổi). Viết về cách chăm chim Họa mi thay lông thì đã có rất nhiều sách đề cập đến chẳng hạng như sách của Việt Chương. Dưới đây là bài viết được tổng hợp về cách chăm chim họa mi thay lông theo kinh nghiệm nuôi của nhiều tác giả đã được chọn lọc.
- Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông: Họa mi sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại, khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).
- Về thức ăn thường thì nuôi họa mi hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, nên cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3 - 4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò (hoặc ngô), có thể lấy thêm lòng trắng hoặc không. Tăng cường mồi tươi: châu chấu hay dế hay cào cào,...
- Nuôi chim họa mi bạn nên tập cho con chim ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi cần tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi thì chim sẽ phải ăn. Không nên cho chim họa mi ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Về lồng nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn). Nếu có điều kiện nên cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, làm như vậy chim họa mi tuột lông rất mau. Chim họa mi thường thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới. Nuôi họa mi cần cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1 - 2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. Họa mi khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều và cần cho chim tắm nắng.
(Sưu tầm)
- Về thức ăn thường thì nuôi họa mi hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, nên cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3 - 4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò (hoặc ngô), có thể lấy thêm lòng trắng hoặc không. Tăng cường mồi tươi: châu chấu hay dế hay cào cào,...
- Nuôi chim họa mi bạn nên tập cho con chim ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi cần tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi thì chim sẽ phải ăn. Không nên cho chim họa mi ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Về lồng nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn). Nếu có điều kiện nên cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, làm như vậy chim họa mi tuột lông rất mau. Chim họa mi thường thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới. Nuôi họa mi cần cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1 - 2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. Họa mi khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều và cần cho chim tắm nắng.
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét