Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Lồng chim yến tre già Y003

Lồng chim yến tre già Y003

Lồng chim yến tre già Y003

Lồng chim yến tre già Y003

Lồng chim yến tre già Y003

Giá :2.300.000VNĐ

Mô tả Lồng chim yến tre già.
Chất liệuTre già 100%
Số nanĐang cập nhật
Chiều caoĐang cập nhật
Xuất sứVác - Dân hòa- Thanh oai -  Hà nội
 

Lồng chào tre già đục bầu bí CM048

Lồng chào tre già đục CM048

Lồng chào tre già đục CM048

Lồng chào tre già đục CM048

Giá : 2.000.000VNĐ
- Mô tả: Lồng chào tre già đục, gánh đục đốt tre, Vanh tách hoa giây-  Chất liệu : 100% tre già
+  Đường kính : 33Cm



 - HOTLINE : 0987.501.304

Lồng chào mào tre già đục sư tử CM047

Lồng chào mào tre già đục sư tử CM047

Lồng chào mào tre già đục sư tử CM047

Giá : 3.800.000VNĐ
-  Mô tả: Lồng chào mào tre già đục sư tử.
-  Chất liệu : 100% tre già

Lồng chào mào tre già đục quấn thư CM046

Lồng chào mào tre già đục quấn thư CM046

Lồng chào mào tre già đục quấn thư CM046

Lồng chào mào tre già đục quấn thư CM046

Lồng chào mào tre già đục quấn thư CM046

Giá :4.000.000VNĐ
-  Mô tả: Lồng chào mào tre già 5 vanh đục quấn thư, đáy tre gép đục tranh rồng, gánh đục đốt tre.
-  Chất liệu : 100% tre già.

Lồng chào mào giả thái CM045

Lồng chào mào giả thái CM045

Lồng chào mào giả thái CM045

Lồng chào mào giả thái CM045

Lồng chào mào giả thái CM045

Lồng chào mào giả thái CM045

Lồng chào mào giả thái CM045


Lồng chào mào giả thái CM045

Giá : 750.000VNĐ
-  Mô tả: Lồng chào mào giả thái gỗ , đấy kẽm tổng hợp, công trúc.
-  Chất liệu : gỗ , kẽm, trúc

Lồng chèo biên hòa vai vuông trúc CM044

Lồng chèo biên hòa vai vuông trúc CM044

Lồng chèo biên hòa vai vuông trúc CM044

Lồng chèo biên hòa vai vuông trúc CM044

Lồng chèo biên hòa vai vuông trúc CM044





Giá : 700.000VNĐ
-  Mô tả: Lồng chèo biên hòa vai vuông trúc kỹ, sàn tre ghép, đã xử lý trống mối mọt.
-  Chất liệu : trúc, tre
+  Đường kính : 38Cm
+ Chiều cao : 40Cm
+ size    68 nan

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Về làng Vác ngắm những chiếc lồng chim

Không khí những ngày Hà Nội đầu đông không chỉ khiến người Hà Nội nôn nao mà còn háo hức với cả những ai ở phương xa tìm đến. Thời tiết khá phù hợp cho những chuyến dạo chơi và một địa điểm mới mẻ luôn là nơi được tìm kiếm. Làng Vác là một gợi ý thú vị.
Một nghệ nhân cao tuổi làng Vác bên chiếc lồng chim chạm trổ tinh xảo vừa hoàn tất.
Truyền thống một làng nghề
Dù có thể không phải là người mê chơi hoạ mi, chào mào, khướu… nhưng chắc chắn bất kỳ ai cũng sẽ bị mê hoặc khi bước vào các sân nhà làng Vác. Còn với những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật, trang trí hoặc nội thất, chắc ít ai cầm lòng mà không ngồi xuống ngắm nghía, vuốt ve những tác phẩm nghệ thuật được tạo hình từ bàn tay nghệ nhân làng. Chỉ là lồng chim, nhưng qua quá trình chạm trổ, uốn nắn tinh tế, sản phẩm truyền thống của ngôi làng chỉ cách trung tâm Hà Nội gần 30km đã được thổi hồn thành tác phẩm, vượt ra ngoài mục đích sử dụng ban đầu.
Lồng chim cu được đan hình trái đào, lồng hoạ mi dáng cao thẳng, lồng khướu tầm cao trung bình…, những quy tắc đó đã là dân chơi chim ai cũng biết, nhưng dưới bàn tay nghệ nhân làng Vác, mỗi lồng đều có hoạ tiết chạm trổ tinh xảo, xứng đáng để nuôi những chú chim quý hoặc đơn giản không nuôi chim mà dùng treo trong nhà, bày biện tại các không gian đô thị sang trọng. Vốn từ xa xưa, nghề làm lồng và làm quạt giấy rất phát triển tại Vác, và dân làng vẫn còn nhớ tới những chiếc lồng đã đoạt huy chương của các hội chợ đấu xảo Hà Nội thời Pháp thuộc, cũng như còn nhớ tới chiếc quạt nan tre cật, nan ngoài vót bằng sừng trâu được làng gửi tặng Cụ Hồ. Ký ức đó lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sự bền chắc của lồng Vác có thể mô tả đơn giản là lấy tấm ván đặt thật cân bằng lên trên chiếc lồng cỡ trung bình, sau đó một người đàn ông nhẹ nhàng ngồi khoanh chân trên tấm ván mà lồng vẫn nguyên vẹn. Chỉ là những nan tre vót nhỏ, nhưng phải là tre đực, ngâm tẩm kỹ, khi chuốt đều tay, trăm nan như một, vậy mới khiến lồng tròn đều, thẳng thắn, càng trải qua thời gian càng óng màu.
Dạo chơi làng Vác, đến bất kỳ ngôi nhà nào bạn cũng có thể bắt gặp những lồng chim kiểu dáng đa dạng.
Nghề lắm công phu
Cũng theo lời miêu tả của người làng Vác, làm lồng không khó ở công đoạn vót nan, mà khó ở tay nghề tinh xảo chạm đường viền cho các vanh lồng. Chạm hoạ tiết cách điệu của chữ vạn, chữ thọ hoặc chữ nhật gấp khúc trên một mặt hẹp 0,5cm đòi hỏi tay nghề rất cao, chỉ chệch một đường dao là bao nhiêu công sức lại xuống sông xuống biển. Với những lồng chim được đặt hàng đặc biệt, nghệ nhân sẽ phải chạm đủ tứ quý long, ly, quy, phụng hoặc chữ Hán... vào các đường vanh bao tròn quanh lồng, chạm hình rồng trên cầu chim đậu, chạm đốt tre trên móc treo... Đa số những chiếc lồng đó sau khi rời Vác sẽ được chu du tới phương trời xa xôi nào đó, dùng để trang trí cho những không gian sang trọng. Tư duy của giới trang trí nội thất đã khiến Vác ngày nay là nơi cho ra đời những chiếc lồng rất lạ, có thể chỉ đường kính 40, 50cm nhưng cao tới 2m. Ngoài lồng chim, Vác còn là nơi cung ứng cho thị trường nội thất những chiếc đèn cốt tre phất giấy dó, giấy xốp mờ có ép lá tre ở giữa, với nguồn sáng dịu nhẹ toả ra sẽ tạo nên hoạ tiết rất quyến rũ.
Ngắm bàn tay nghệ nhân tỉa nét trên tre, cảm nhận vẻ đẹp của những sợi nan đều tăm tắp, khó ai cưỡng được ý định mua một vài chiếc về chơi. Chỉ chơi không đã sướng, chưa cần nghĩ tới việc tìm kiếm một chú chim có tiếng hót trong veo...

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043

Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043

Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043

 Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043
Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043

Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043

Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043

Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043

Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043

Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043

Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043

Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043
 Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043

Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043


Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043


Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc CM043



Giá : 2.000.000VNĐ
-  Mô tả: Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ trắc 15 nan, công trúc, đấy bằng tấm kẽm tổng hợp
+ Chiều rộng: 32 Cm
+ Chiều cao thân lồng : 45Cm ( tính từ đấy lên nóc, không tính móc và nậm)
+ Chiều cao tổng :

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Biến chim thành "chiến binh" trăm triệu

Để chim đoạt ngôi vương, dành tiền trăm bạc triệu sau mỗi cuộc thi hót, người chơi đã dùng nhiều thủ đoạn, trong đó không ngoại trừ tiêm vào cơ thể chim một loại thuốc kích thích buộc chúng hót đến khi nào kiệt sức chết mới thôi.

PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã tìm đến những tụ điểm ở Sài thành, mà những chú chim vô tư ngày ngày phải khàn cổ hót để kiếm tiền cho chủ nhân.
Nghề chơi cũng lắm công phu
Khác xa với những thú chơi “độc” và “lạ” trước đây, giới chơi chim Sài thành giờ đã tìm đến với một kiểu chơi mới là nuôi chim để thi hót. Để chú chim của mình có thể trở thành “đệ nhất” trong mọi cuộc thi, người chơi phải trải qua một quá trình dài chăm sóc, tôi luyện rất tỉ mẩn và bài bản. Nhiều dân chơi lão luyện về chim nhận định, hiện nay thú chơi chim hót người ta chuộng nhất là vành khuyên, bởi tiếng hót líu lo đặc trưng gây ấn tượng mạnh. Muốn có một chú chim khuyên hót hay thật sự, buộc phải có quá trình thuần dưỡng ngay từ lúc chim mới nở. Khoảng thời gian từ lúc bắt đầu nuôi dưỡng cho tới lúc chim có thể cất tiếng hót được ít nhất cũng phải mất 1 năm, lâu hơn thì có thể 3- 4 năm đối với tiếng hót đạt “đẳng cấp”. Chính vì thế mà ngay từ ban đầu các khâu chọn lựa và chăm sóc chim đều được tính toán rất cặn kẽ.
Biến chim thành "chiến binh" trăm triệu, Tin tức trong ngày, cuoc thi chim hot, cuoc thi chim, thi chim, chim chien binh, chim canh, nuoi chim, ngam chim, chim hot, chich choe, hoa mi, son ca, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Theo anh Quang Hữu Mạnh (45 tuổi, quận Tân Bình), một dân chơi chim kiểng có tiếng tại Sài thành: “Việc chọn lựa và tinh luyện chim được bắt đầu bằng khâu chọn giống, người chơi phải chọn cho mình được những chú chim đực giống tốt. Sau đó chăm sóc và tập luyện chúng theo các thời kỳ phát triển khác nhau. Mỗi thời kỳ sinh trưởng của chim đều phải lưu ý kỹ lưỡng về cách chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng”. Những tiêu chí để có một chú chim hót hay cũng rất khắt khe.
Ông Nguyễn Thắng (56 tuổi, quận 5), một “cao thủ” trong việc tuyển chọn chim cho biết: “Những chú chim được tuyển lựa phải đáp ứng được những yêu cầu như: Mỏ phải mỏng cả trên và dưới, Bởi mỏ mỏng thì sẽ dễ mở miệng ra hót. Mỏ phải đóng sâu vào mặt, càng sâu càng tốt, đóng sâu thì độ mở mỏ chim càng rộng, hơi lấy nhiều hơn. Nếu nhìn thẳng mặt con chim thì mỏ phải có độ mở, độ rộng hay còn là hàm rộng, khi hót tiếng sẽ thanh và lảnh lót hơn. Tiếp đến là hầu phải nở, có nghĩa là nếu nhìn nghiêng thì độ vát từ mỏ xuống ít, không vát nhiều. Mắt chim phải treo cao lên trán, có độ lồi, nếu mắt chim có họa kép thì càng tốt. Cổ không nên chọn cổ dài mà nên chọn cổ vừa và to, bên cạnh đó ức (ngực) chim phải đầy đặn, nở nang, sáng mầu. Lưng chim có độ cong, phần sau phải nở và bản đuôi thì to dày. Nếu chú chim nào đảm bảo được những tiêu chuẩn như vậy có thể nói khi bước vào cuộc thi hót thì ít con nào sánh được.
Biến chim thành "chiến binh" trăm triệu, Tin tức trong ngày, cuoc thi chim hot, cuoc thi chim, thi chim, chim chien binh, chim canh, nuoi chim, ngam chim, chim hot, chich choe, hoa mi, son ca, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Một cuộc thi chim vành khuyên hót tại quận 5, TP.HCM. Ảnh: MP
Những chú chim được dân chơi chăm sóc, nuôi dạy rất công phu và mất nhiều thời gian. Nói về điều này, anh Trương Hồng Minh (30 tuổi, ngụ tại Q3,TP. HCM), một “tín đồ” chơi chim thừa nhận: “Cũng bởi việc nuôi và chăm sóc tỉ mỉ và khó khăn như thế nên việc chọn cho mình một chú chim vừa ý thì rất khó. Thường thì trong một đợt nuôi người chơi phải mua từ chục con trở lên rồi sau đó thuần dưỡng và chọn lựa cho mình một con tốt nhất. Giá của những chú chim này cũng tùy vào nhiều yếu tố, nếu vừa đẹp vừa hót hay thì con chim ấy rất có giá trị. Trung bình mỗi con chim vành khuyên hót được sẽ có giá từ tiền triệu trở lên, trường hợp những chú chim được giải từ những cuộc thi hót thì giá của nó lên tới hàng trăm triệu đồng.
Cũng theo anh Minh thì trong giới dân chơi khó có thể định giá chính xác cho một chú chim cụ thể làbao nhiêu. Bên cạnh đó nếu gặp được chim vành khuyên đột biến thì giá của nó lúc nào cũng cao ngút trên trời. Loài này có tên là “vành khuyên bạch tạng” hết sức quý hiếm theo quan niệm của dân sành chơi. Những loại khác thì có thể dễ dàng tìm được nhưng loại chim vành khuyên bạch tạng thì tỷ lệ 1/1000 mới xuất hiện. Loài chim này ngoài vẻ đẹp bộ lông tuyệt diệu thì tiếng hót líu lo khiến người nghe mê mẫn.
Bên cạnh đó, giới chơi chim còn thể hiện đẳng cấp của mình qua những chiếc lồng “khủng”. Anh Hoàng Minh Tuấn, một chủ cửa hàng chuyên cung cấp các loại lồng cho cho các đại gia chơi khuyên, thì lồng khuyên được chia làm nhiều loại. Có loại sử dụng chất liệu truyền thống là gỗ quý được nhập về từ Trung Quốc có giá không dưới 70 triệu đồng. Hàng cao cấp làm theo các hình ảnh, các tích cổ, chất liệu bằng khung tre, trúc có khảm, hay chất liệu 100% bằng ngà voi, đồi mồi thì giá có thể lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi chiếc.
Tiếng hót có giá… trăm triệu
Để tham gia vào cuộc thi này, các con chim phải chấp nhận một định mệnh giữa ngôi vương là tồn tại và và thất bại đồng nghĩa với chết. Bởi vậy những chủ nhân phải tìm mọi cách để làm sao cho chú chim của mình cất lên những tiếng hót thanh cao và tuyệt diệu nhất. Song song với số phận nghiệt ngã của những chú chim thì người chơi cũng tìm đủ mọi cách để có thể chiến thắng trong cuộc thi cân não có giá cả… trăm triệu. Những thủ đoạn, mánh khóe của giới dân chơi đã biến những chú chim thành công cụ kiếm tiền bạc bẽo.
Biến chim thành "chiến binh" trăm triệu, Tin tức trong ngày, cuoc thi chim hot, cuoc thi chim, thi chim, chim chien binh, chim canh, nuoi chim, ngam chim, chim hot, chich choe, hoa mi, son ca, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Một dân chơi đang chăm sóc những chú vành khuyên của mình
Những cuộc thi chim hót mỗi năm chỉ diễn ra một vài lần nên bất cứ người chơi nào cũng đều muốn mình có mặt trong cuộc thi này. Vì thế trước thềm cuộc thi người sở hữu chim phải chuẩn bị hết sức chu đáo.
Anh Nguyễn Minh Thông (38 tuổi, quận Tân Bình), một tín đồ chơi chim, thì trước ngày thi phải cho chim tự tắm nước và sau đó tắm nắng thật kỹ, chim càng sạch thì tỉ lệ rỉa lông ít hơn, tiếp theo đặt chim vào chỗ yên tĩnh để chúng nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, chuồng phải cọ rửa sạch sẽ và lót thảm, máng đựng thức ăn, nước uống cũng phải tẩy sạch để tạo một không gian thoáng đãng nhất để chim thoải mái cất tiếng hót. Tuy nhiên, khâu quan trọng nhất vẫn là tập dượt cho chim trước ngày chúng đi thi. Anh Thông cũng cho biết, trước ngày đưa chim đi thi thì những người chơi sẽ tập trung tại một điểm và đưa những chú chim tập dượt. Quá trình tập dượt này sẽ được sắp xếp gần giống như vào một cuộc thi để chim làm quen trước.
Xưa nay theo truyền thống, việc thi chim hót mục đích mang đến thú vui, giải trí. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay đã có những biến tướng, những tiếng hót vô tư của loài chim cũng được định lượng để quy ra tiền. Theo ông Nguyễn Thắng, hiện nay thú chơi chim đã bị nhuốm màu vật chất, người chơi thông qua những cuộc thi chim để kiếm tiền là chính. Chiến thắng một cuộc chơi, nhiều khi chủ nhân có thể đổi đời vì lợi nhuận thu được. Bởi từ một con chim bình thường được mua với thấp nhưng nếu đoạt giải ngôi vương trong cuộc thi thì giá của nó lên đến hàng trăm triệu đồng.
Nói về việc nuôi chim khuyên để thi hót với nhau, một người chơi tên Hải nhận xét: “Nhắc đến trường phái chơi vành khuyên, là nói tới những chú chim thể hiện được đẳng cấp về tiếng hót của mình qua các cuộc thi. Nếu họa mi, gà chọi... cuốn hút người chơi bởi những đòn đánh hiểm độc, mang phong thái của “kẻ võ biền” thì vành khuyên đấu thể hiện đẳng cấp bằng giọng hót khuất phục đồng loại và làm đắm say tâm hồn con người. “Sự nghiệp” của mỗi chú khuyên đấu cũng lắm bậc thăng trầm như đời võ sỹ trên sân. Khi thắng thì thu về tiền trăm lên tiền triệu, vài chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu lại được chủ cưng nựng, nhưng khi thất bại thì bị hắt hủi, mang cho người ta cũng không thèm lấy”.
Chính vì mục đích cao nhất là tiền, nên chủ nhân tìm những thủ đoạn để buộc chim hót hết công suất. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi bắt đầu tham gia cuộc thi hót, chủ nhân sẽ tiêm vào cơ thể chim một loại thuốc kích thích (dạng như doping trong thể thao của con người) để cho chim hót hết tốc lực...
Theo Mai Phong (Gia đình & Xã hội)

Lồng chào mào vuông trân quỳ gỗ mun xọc đen CM042



Giá :2.200.000VNĐ

-  Mô tả: Lồng làm bang gỗ mun xọc đen . kỹ
-  Chất liệu : gỗ mun xọc đen
+  Đường kính :
+ Chiều cao :

 - HOTLINE : 0987.501.304 or 0977.612.656

Lồng chim làng Vác

Cách Hà Nội chừng 30km là làng Vác, tên nôm của làng Canh Hoạch, nay thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội, nơi có các nghề truyền thống như làm quạt, làm khuôn nón, làm tượng và đặc biệt là làm lồng chim.


Cả xã có bốn làng là Canh Hoạch, Vũ Lăng, Tiên Lữ, Phú Thọ với 2.340 hộ dân thì có đến hơn 400 hộ làm lồng chim. Trong đó, Canh Hoạch là phát triển nhất với hơn 100 hộ làm lồng chim. Thu nhập của mỗi hộ trung bình cũng đạt 5-10 triệu đồng/tháng.

Tại nhà nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ ở làng Canh Hoạch, những chồng lồng chim xếp chen kín cả lối vào. Ông hồ hởi cho biết đang chuẩn bị đóng hàng xuất vào Thành phố Hồ Chí Minh. 

Qua câu chuyện với ông, được biết rằng nghề làm lồng chim ở làng Vác đã có từ lâu đời, cha truyền con nối. Cho đến nay, dân làng Vác vẫn còn tự hào mỗi khi kể lại chuyện lồng chim làng Vác đã từng đoạt huy chương tại các kỳ đấu xảo ở Hà Nội thời Pháp thuộc. 

Hình ảnh phơi tre được thấy ở khắp mọi nơi trong làng Vác.




Những chi tiết chạm trổ tinh xảo đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao.
Để đáp ứng được ba tiêu chí bền, đẹp, sang, người thợ làng Vác phải kỳ công làm khá nhiều công đoạn như vót nan làm đáy, làm vanh (vành), cửa, cầu, trang trí trên vanh, ráp lồng. Tre, trúc nguyên liệu phải là loại tre rừng mua về từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Cao Bằng.

Sau đó sử dụng một loạt phương cách gia truyền từ ngâm tre, luộc tre, thậm chí là… nướng tre để cho ra những nan lồng đạt độ chuẩn về khả năng chống mối mọt... Ấy là chưa kể đến việc phải chuốt thế nào cho hàng trăm, hàng nghìn nan tre được tròn và thẳng tắp như nhau. 

Tuy nhiên, như nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ cho biết, làm lồng chim không khó ở công đoạn vót nan, mà khó ở việc chạm đường viền cho các vanh lồng. Trên vanh lồng, những họa tiết rất nhỏ như một bài thơ chữ Hán; hình long, ly, quy, phượng; hình cây cỏ, hoa lá được chạm khắc một cách tinh xảo bằng vô số đường nét nhỏ tỉ mỉ và chính xác. Chỉ bằng một lưỡi dao rất nhỏ cùng với đôi tay tài hoa, người thợ làng Vác đã chạm khắc nên những chiếc vanh lồng đẹp như tranh vẽ.

Một điều thú vị khác là người thợ làm lồng chim phải có kiến thức nhất định về hính dáng và tập tính sinh hoạt của từng loài chim để làm nên những chiếc lồng phù hợp cả về hình dáng lẫn kích thước.

Về làng Vác hôm nay, người ta không khỏi ngạc nhiên trước sức phát triển mạnh mẽ của làng nghề. Những chiếc lồng chim có hoa văn chạm khắc tinh xảo của làng Vác theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước để phục vụ thú chơi chim cảnh tao nhã của người Việt./.
(Báo Ảnh Việt Nam/Vietnam+)