Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Nghề làm lồng chim ở làng Vác

Làng Vác (xã Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Nội) từng là một làng nổi tiếng với nghề làm quạt giấy từ xa xưa. Bước vào thời kinh tế thị trường, nghề truyền thống có phần mai một. Những người dân nơi đây đã năng động tìm ra hướng đi mới. 
Từ cái khéo léo tỉ mẩn của nghề làm quạt giấy xưa, vẫn với cái tre cái trúc gắn bó thuở nào, người thợ làng Vác đã làm ra những chiếc lồng chim đẹp như tranh vẽ để phục vụ thú chơi chim cảnh tao nhã. Lồng chim làng Vác đã theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, góp phần tạo nên nét văn hóa đậm đà bản sắc của người Việt.

Lồng chim làng Vác nổi tiếng nhờ đáp ứng các tiêu chí bền và đẹp.
   Cảnh phơi tre được thấy ở khắp mọi nơi trong làng.
Tre, trúc nguyên liệu làm lồng phải là loại tre rừng mua từ các tỉnh miền núi phía Bắc, 
được xử lý phơi, ngâm, luộc, nướng... để tăng khả năng chống mối mọt.
Để làm ra chiếc lồng chim, người thợ làng Vác phải kỳ công thực hiện nhiều công đoạn như vót  nan, làm vanh (vành), cửa, cầu, trang trí trên vanh, làm đáy, ráp lồng…
Những chi tiết được tạo tác công phu
Ép vanh
Người thợ làm lồng chim phải có kiến thức nhất định về mỹ thuật và hiểu tập tính sinh hoạt 
của từng loài chim để làm nên những chiếc lồng phù hợp cả về hình dáng lẫn kích thước.
Một chiếc lồng chim đẹp phải có những nan lồng óng chuốt, nhịp nan đều đặn...
Những chi tiết chạm trổ tinh xảo thể hiện trình độ chế tác của người thợ 
Lồng chim làng Vác đã  theo chân du khách  tới mọi miền đất nước để phục vụ thú chơi chim cảnh tao nhã của người Việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét