Chim thay lông và cách chăm sóc.
Mỗi năm chim hót thay lông một lần, nếu hoàn cảnh sống bị đổi thay đột ngột thì chúng có thể thay lông nhiều lần.Chim thay lông thường là vào đầu mùa mưa. Thời gian thay lông thường kéo dài từ ba đến sáu tháng. Thường thì chim thay lông từ đầu trở xuống, phần đuôi thay sau cùng. Lông cũ không rụng ngay một lần, mà nay một ít, mai một ít. Cái nào rụng trước thì chỗ đó thay lông mới trước, cái nào rụng sau thì chỗ đó thay lông mới sau. Chính vì sự thay lông có tính cách tiệm tiến như vậy, nên trong thời gian thay lông, chim có thể bay đi kiếm mồi (nếu là chim rừng) và thân nhiệt của chim được bảo vệ.
một em hút mật đang thay lông.
Với chim nuội trong lồng, trong thời gian chúng thay lông, sức khỏe chúng sút kém, chim hết "lửa" nên không hót; nếu có hót thì hót ít và giọng nhỏ như kiểu chim "nói chuyện" vào lúc ban trưa.Trong thời gian chim thay lông, ta vẫn cho chim ăn uống và tắm như thường lệ. Có điều là nên treo lồng vào những nơi mát mẻ, yên tĩnh. Tốt hơn cả là ta nên trùm kín áo lồng cho chim để chúng được tĩnh dưỡng nhiều hơn. Suốt thời gian chim thay lông, chim không hót nên người chăn nuôi không tránh được sự buồn lòng.
Bồi bổ cho chim và cách trị bệnh
Chim là loài có máu nóng, cũng thở bằng phổi như người, nên chim cũng bệnh như người. Chúng cũng thích hợp với khí hậu ấm áp, cũng sợ nắng gió, gặp khí hậu nóng, lạnh bất thường, chim cũng lâm bệnh về hô hấp. Gặp thức ăn thiu thúi, chúng cũng bị sình bụng, cũng tiêu chảy (trỉn đít). Nếu gặp bệnh nặng, chữa chạy không kịp cũng lăn ra chết như ta vậy.
Chính vì lẽ đó nên việc săn sóc sức khỏe cho chim, không phải là chuyện đơn giản. Khổ nỗi bác sĩ thú y chuyên ngành y lại quá hiếm, gần như không có. Và thuốc để trị bệnh cho chim là loại thuốc "chung chung" không sao tin tưởng được. Vì vậy, ta nên cố gắng "tự biên tự diễn" với khả năng cho phép của ta.
1. Bồi bổ cho chim:
Ngoài việc cho chim ăn uống đúng công thức pha chế tối ưu, ta thường cho chim ăn thêm cào cào, con mối, gián đất, thằn lằn, thịt bò, chuối, mật... Dĩ nhiên là tùy theo giống chim mà bồi bổ những thức ăn thích hợp cho chúng.
Ví dụ: cào cào, sâu tươi, sâu khô, trứng kiến, mối, gián thì giành cho Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa... thằn lằn, thịt bò thì dùng cho Khướu...
Ngoài ra chúng ta có thể dùng những loại thuốc bổ GIMBORN RICH HEALTH FEATHER GLO AVI VITE, hay thuốc SKIN PLUMAGE FOOD SUPPLEMENT...
Riêng về Yến, ta có thể cho ăn những thức ăn được pha chế sẵn thay thức ăn hỗn hợp của mình tự pha, như:
- L/M VITA VITTLES PLUS ( Canary Fruit Cooktail).
- KAYTEE TREAT SONG STREAT.
- CANARY COLOR FOOD (dành cho Hồng Yến để tăng thêm màu đỏ).
Những loại thuốc và thức ăn nói trên chỉ là một số ít trong những thứ hiện có bán ở nước ngoài. Ai có thân nhân ở nước ngoài, hoặc mình có dịp đi ra nước ngoài, nhờ họ gửi về hoặc tự mình mua lấy mà dùng.
2. Cách trị bệnh:
Con chim mà bệnh thì khó lòng mà chạy chữa. Do đó, chúng ta chỉ có cách phòng ngừa bằng cách:
- Lồng, chuồng và trại (nếu có) phải thật vệ sinh.
- Thức ăn, nước uống vừa bổ vừa tinh khiết.
- Tránh cho chim bị nắng, mưa, gió lùa...
Con nào yếu sức có thể cho uống thuốc DROP A DAY, một thứ sinh tố tổng hợp dành cho chim và gia cầm nuôi nhốt.
Người xưa bắt gián đất cho chim suy yếu ăn, cũng rất hiệu nghiệm.
Ngoài ra, chim bệnh rất ngại nắng, gió, vì vậy, ta nên trùm kín áo lồng, treo vào nơi yên tĩnh để chim bệnh tĩnh dưỡng...
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét