Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Cận cảnh loài chim quý nhất thế giới ở Việt Nam

 Mới đây, trưởng đoàn du lịch của Hãng Du lịch sinh thái Victor Emanuel Nature Tour (VENT) David Bishop đã tình cờ phát hiện một cặp chim Mi Langbian khi dẫn đoàn đến Măng Đen (Kon Tum). Phát hiện này đã hé lộ nơi cư trú mới, mở rộng vùng phân bố của chim Mi Langbian thêm khoảng 250 km về phía Bắc Việt Nam.
Chim Mi Langbian là một trong những loài quý hiếm nhất thế giới. Người ta chỉ bắt gặp loài chim này tại vùng núi Langbian (tỉnh Lâm Đồng) và vài nơi ở Đắk Lắk với số lượng rất hạn chế. Việc phát hiện ra nơi cư trú mới của loài chim này đã thắp lên hy vọng cho các nỗ lực bảo tồn.
Do nguồn dữ liệu về chim Mi Langbian quá ít ỏi (chỉ mới được mô tả hai lần vào năm 1939 và 1994), vùng phân bố lại hạn hẹp nên Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã xếp chúng vào danh sách loài nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên.
Dưới đây là một số hình ảnh quý giá về chim Mi Langbian, được các nhà điểu học trong và ngoài nước ghi nhận:
Cận cảnh loài chim quý nhất thế giới ở Việt Nam
Cận cảnh loài chim quý nhất thế giới ở Việt Nam
Cận cảnh loài chim quý nhất thế giới ở Việt Nam
Cận cảnh loài chim quý nhất thế giới ở Việt Nam
Cận cảnh loài chim quý nhất thế giới ở Việt Nam
Cận cảnh loài chim quý nhất thế giới ở Việt Nam
Cận cảnh loài chim quý nhất thế giới ở Việt Nam
Cận cảnh loài chim quý nhất thế giới ở Việt Nam
Cận cảnh loài chim quý nhất thế giới ở Việt Nam
Cận cảnh loài chim quý nhất thế giới ở Việt Nam
Cận cảnh loài chim quý nhất thế giới ở Việt Nam
Cận cảnh loài chim quý nhất thế giới ở Việt Nam
Theo: đất việt

Kỹ Thuật Nuôi Chim Khướu

Trước kia, chỉ cần đứng ở bìa rừng, treo lồng bẫy và chim mồi lên, ngồi chơi khoảng 1 phút là có 1 em Khướu mắc bẫy, nhưng ngày nay thì các tay săn chim phải đi sâu vào trong rừng, phải tìm đến nơi có nhiều khe, suối để tìm Khướu. Đó là lý do giải thích vì sao hiện nay mua chim bổi Khướu khó như mua chim Giồng (Nhồng). Chúng ta phải làm gì để giá chim không cao như hiện nay, chim không bị khan hiếm, chúng ta vẫn có thể tìm và bẫy nhiều loại chim ở bìa rừng, liệu chim Khướu có nằm trong "Sách Đỏ" trong những năm gần đây không...? Có lẽ đã có rất nhiều câu hỏi kiểu như vậy thường luẩn quẩn trong đầu của những người chơi chim. HCN không phải có ý bảo mọi người hãy thả chim, nhưng cái gì cũng phải có luật của nó, tuy không được công bố rỗ ràng nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu ngầm. Chơi sao cho "đẹp" để mọi người hiêu và tôn trọng lẫn nhau, chơi để trao đổi, kết bạn, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chơi để nuôi dưỡng và bảo tồn...
            
Hôm nay, HCN xin chia xẻ một số kinh nghiệm chọn chim, nuôi chim, kỹ năng chăm sóc, cách thức để các bạn có thể tham khảo. 
            Nhìn chung, Khướu được chia làm 3 loại về màu sắc:
            Khướu ô: Lông đen từ đầu đến chân.
            Khướu bạc má: Lông đen hoặc đen xanh, nhưng hai bên má có màu trắng. 
            Khướu ô lờ: Lông đen, bên má có màu trắng nhạt, pha giữa ô và bạc má.
            Dân chơi chim thường thích nuôi Khướu bạc má hơn, tại hai bên má trắng. Còn Khướu ô thì nhiều người quan niệm là xui, tại toàn thân phủ một màu đen giống Quạ, thỉnh thoảng lại phát ra tiếng kêu giống mèo nữa, vào đêm khuya mà hót như vậy thì có mà...mất ngủ. Nhưng theo kinh nghiệm của các "trưởng lão" thì Khướu ô hót được nhiều giọng và hay hơn Khướu bạc má, sức chịu đựng của Khướu ô lại dẻo dai, bền. Vì thế chim "mồi" thường được các tay săn chọn là Khướu ô, và các tay bẫy chim Khướu thường nói câu "Mồi ô vô bạc má", tức là nếu mồi là Khướu ô thì bẫy thường vào chim Khướu bạc má, mang về bán nhiều tiền hơn, ai mà ...chẳng thích?
            Khướu được chia làm 2 loại về mục đích chơi:
            *Khướu hót: nuôi để nghe hót, thữ giãn đầu óc, làm cho tinh thần được sảng khoái, giảm căng thẳng trong công việc và đời sống.
            *Khướu đá: nuôi dùng để chọi, có thể chọi để thư giãn hoặc vài két bia uống cho vui.
            Nếu người mới tập nuôi Khướu thì khó mà phân biệt được con nào là Khướu đá, con nào là Khướu hót. Có người từng mua một con khướu, nhưng nuôi mãi thì thấy nó nhát và ít hót, hay phồng má khi nghe người khác hót trêu, họ nghĩ con Khướu này có vấn đề, nuôi tốn bột mà không hót thì trả tự do cho nó có khi tốt hơn. Thế là họ "phóng sanh", sau này đi ra ngoài, nghe người ta trò chuyện, biết rõ hơn về Khướu đá, khi đó mới thấy "tiếc", vì những điểm quan trọng của Khướu đá nó đều có cả, nhưng mà lỡ thả rồi, bắt lại bằng cách nào đây? Hi hi
            Chọn Khướu:
            Thật khó phân biệt và chọn một "em" Khướu giữa một đàn Khướu bổi, nếu nhốt chung thì càng khó vì Khướu bay loạn xạ, không thể nhận biết "em" nào lại em nào Có một số quán dễ tính hơn thì lại nhốt 1 em một lồng, như vậy tiện cho người mua chim hơn.
            Khướu đá: chọn những con dáng người to, chân trụ vững, ngón ngắn, móng vừa phải, vảy nổi lên, lông to bản và không ôm sát thân, mỏ ngắn nhưng to và chắc, lông đuôi ngắn, có một chỏm lông ở quanh mỏ dài và màu đen đậm, đặc biệt đám lông màu đen ở dưới cổ phải lớn. Đặc biệt nếu chú ý kỹ sẽ thấy đám lông ở hai má thường hay phồng và phình to hơn. Mỗi khi nghe tiếng chim khác hót hoặc bạn bắt chuwowcsa giọng chim hót thì nó không hót lại mà thường phát ra âm thanh nghe như "khẹc, khẹc..." để tỏ thái độ khó chịu của nó, kết hợp với tiếng kêu này là nó thường hay phồng má, chân nhảy liên hồi.

            Khướu hót: nếu khướu chuyên hót thì nhìn dáng người thanh mảnh hơn, lông mỏng, mỏ dài, chân thon, ngón dài, lông ôm sát thân, lông cánh bó dát thân sau, lông đuôi dài, khi nghe chim khác hót thì ít nhảy hơn, mỗi khi hót trả lời lại thường thì đuôi hơi vẫy nhẹ. 
            Nhìn chung thì người ta thương lẫn lộn giữa khướu hót và khướu mái, vì dáng người hơi giống nhau, nhưng nếu ai nhìn kỹ thì sẽ thấy những điểm khác nhau rõ rệt về đầu, lông ở quanh mỏ, râu và đám lông đen ở phía dưới cổ, chim trống thường thì lông đen, đậm, đầu to hơn, nói chung là có vẻ oai vệ hơn, và chim mái chân thường ngắn hơn chim trống.
            Muốn mua được một em khướu trống hay, phù hợp với mục đích nuôi thì tốt nhất là kết bạn với những tay bẫy chim, và đặt tiền cọc trước (50%, sẽ thanh toán số còn lại sau khi nhận chim), vì họ đi bẫy nên biết con nào là chim trống, con nào hót được nhiều giọng và hay, con nào ít hót, con nào thích hợp cho việc đá hơn.... cái này hì có thể hỏi thăm những người trong diễn đàn, hi vọng là có người đi bẫy Khướu, Chúc sớm tìm ra người đó nha! 
            Nếu không quen ai hết thì đành vào tiệm bán chim "tậu" cho mình một em thôi! Khi mua chim nên nhớ: không nên vội vàng quyết định, vì chim chưa mua thì còn có đó, có mất đâu mà sợ, ngồi ra xa một tí và quan sát, chứ ngồi gần chim bay loạn xạ chỉ có nước hoa cả mắt thôi! Nếu ai có kinh nghiệm thì có thể hót giọng chim mái, hoặc huýt sáo nghe âm thanh như "chọc huyết, chọc huyết", hãy kiên trì, có thể mới tập nên giọng hót không giống chim Khướu cho lắm, nhưng mà HCN tin sẽ có con nghe được, thế là nổi máu "anh hùng" muốn chứng tỏ cho tất cả biết nó là đầu đàn, là chim dữ , để lấy điểm với mấy em mái kia nên nó sẽ hót lại, và khi một con hót thì điều tất yêu là những con khác sẽ hót trả lời. Nếu là chim nhốt chung 1 lồng lớn thì hãy chú ý đến những đặc điểm dù là nhỏ nhất của những con chim hót, vì chắc chắn nó là chim trống, nếu nghe hót "rò rò..." và kêu nhỏ nhỏ không hót tiếng nào to cả thì đó là chim mái. Chim trống hót nhiều điệu và nhiều tiếng hơn, tiếng vang xa. Sau đó xem tổng quan lại một lượt, xem dáng con nào được, thích hợp cho mục đích nuôi của mình mới chọn. Nếu chim nhốt một lồng một em thì cũng làm tương tự, cách này dễ chọn hơn vì dễ so sánh giữa con này với con khác.
            Có người lại thích Khướu có móng trắng, vì theo họ Khướu như vậy thuộc loại dữ, cho dù đá hay hót đều OK cả. Nhưng theo HCN nghĩ thì không phải vậy, bản chất con Khướu thích hót hay hung hăng, thích đá thì nó vẫn giữ được bản chất đó khi ta nuôi trong lồng, với chế độ ăn uống hợp lý. Chim móng trắng thì có vẻ lạ và quý hơn vì ít khi thấy, thuộc loại số ít nên người ta thường chuộng nuôi và tìm hơn, vì lạ. 
            Thức Ăn Và Nước Uống
            Khướu là một loài chim ăn tạp, nó "xơi" tất cả mọi thức ăn, lại tò mò, thích khám phá, lại dễ nuôi.
            Thức ăn của Khướu trước kia thì thường là bột ngô xay nhỏ ( 4 - 6 lon sữa bò), tép khô (1 - 2 lon), bột dinh dưỡng của baby ( 1 gói), trứng gà (2 - 3 quả)
            Cách làm: bột ngô chiếm phần lớn, đảo đều ở trên chảo, cho lửa nhỏ, đảo đều tay, nên chia làm nhiều lần để tránh trường hợp bột ngô bị cháy do đảo không đều, khi ngửi thấy thơm thì đổ ra ở một tờ giấy báo. Tép cho vào chảo, cho nhỏ lửa, sao vàng, đến khi nào cầm một con tép, bóp nhẹ mà thấy giòn, vợ vụn là ổn, giã nát (giã nát vừa chứ không phải giã mịn đâu nha), đổ vào đống bột ngô. Bột dinh dưỡng không cần sao vàng, cho vào đống bột ngô kia, đảo đều tất cả. Tiếp tục cho trứng gà vào, trộn đều tay, bóp vợ vụn những viên bột, tiếp tục mang vào sấy hoặc đảo đều trên một chảo lớn, nhớ cho nhỏ lửa thôi nha! Sau đó cho vào lọ, cho chim ăn dần.
            Nếu ai kinh tế khá hơn thì có thể bổ sung vào đó cào cào khô, hoặc tăng thêm lượng chất tanh cho Khướu!
            Có một số người mua bột Ba Vì hay bột khác dạng viên cho Khướu ăn, như vậy cũng được, nhưng nên xay nhỏ, vì nếu để như vậy thì Khướu thường gắp viên bột thả vào nước (cho mềm) rồi mới ăn, như vậy làm cho nước mau bẩn, và mau bốc mùi. Xay nhỏ giúp chim ăn tai chỗ, không thể gắp thức ăn bỏ vào nước.
            Khướu ăn trái cây nhưng ít hơn so với những loại chim khác, thỉnh thoảng nó mới ăn, nhưng chỉ một ít thôi. Nước uống thì nên cho uống nước đun sôi đã để nguội, vì thời gian ban đầu đưa chim về, nguồn nước lạ, thay đổi hoàn cảnh sống nên nó thường đi phân trắng hoặc phân xanh, nhưng đừng tỏ thái độ lo lắng, khi nào ổn định thì nó sẽ trở nên bình thường lại thôi!    Có nhiều người nghĩ do thức ăn nên thay đổi thức ăn liên tục, làm như vậy thì Khướu mau xuống sức, nên để vậy để chim ăn và thích nghi dần. Nhớ một điều quan trọng là cho Khướu uống nước đun sôi đã để nguội nha!
            Khướu thích ăn cào cào, có người còn cho ăn con thằn lằn, nhưng có người lại nói cho ăn thằn lằn làm cho Khướu bị xơ lông, lông không bóng và mượt. Với HCN thì cho ăn cào cào là ổn, thỉnh thoảng kiếm vài em dế hay "tiên tiến" (con này nhìn giống con dế) cho Khướu ăn cũng ổn.
            Lồng Khướu
            Lồng thì có nhiều loại, có thể là lồng vuông, lồng tròn, lồng sắt, lồng mái vòm... nhưng nhìn chung thì Khướu được nuôi nhiều ở lồng vuông, bởi vì lồng vuông có thể áp sát tường treo trong nhà, tiện cho chim mỗi khi sang lồng, không gian có vẻ rộng hơn. Một số nuôi ở lồng tròn, nói chung là tùy theo sở thích, túi tiền của từng người. Nhưng theo HCN nghĩ thì không nên nuôi lồng sắt, có nhiều người có ý nghĩ lồng sắt chắc chắn, lại có thêm một lớp nhựa bọc kín ở ngoài chống rỉ, khi vệ sinh lồng chỉ cần tạt nước vào là ổn. Nhưng họ nghĩ vậy mà không nghĩ rằng những thanh thép nhỏ giữ những tấm lưới kia lại với nhau có thể làm tổn thương đến chim, khi chim cảm thấy bức xúc, bực bội vì bị nhốt trong lồng, hoặc nếu có rận cắn thì chim sẽ mổ phá lung tung, và lớp nhựa mỏng phủ lồng kia sẽ nhanh chóng bị chim lột ra, và nếu gặp những em Khướu nhát thi chui phải những nơi bị bay lớp nhựa này thì khó mà lành lại được, gây tổn thương nặng cho chim, Khướu mổ vào những thanh sắt đó có thể gây hư mỏ. Nói tóm lại lồng sắt chỉ thích hợp cho việc vận chuyển chim thôi, nên mua lồng sắt tròn, vì khi vận chuyển dễ dàng che đậy lồng, chỉ cần phủ lên đó một cái áo thun là ổn, không nên nuôi Khướu trong lồng sắt có mái nhà, vì lồng mái nhà có không gian phía trên rộng, làm cho Khướu lâu đứng chim, Khướu hay nhảy và mái nhà của lồng lại gây vướng.
            Lồng nên chọn lồng có nan khít với lỗ khoan, không có những mảnh gỗ hay mây tua ra hai bên, bề mặt lồng nhẵn, vết đinh đóng khít, vừa, ban lồng không bị gãy, nan mảnh nhưng chắc chắn... Lồng nên được quét qua khoảng 2 - 3 lớp sơn mài hoặc Véc ni, vì như vậy lồng mới giữ được màu và khó bị lên mốc, không bị thấ nước. Bạn có thể tham khảo về lồng chim ở các bài viết khác, vì ở đó bày vẽ chi tiết hơn!
            Cầu ( nèo) cho Khướu: Nên chọn những cái cầu to hơn ngón tay cái, tốt nhất là bạn nên tự tay tìm lấy và làm, vì những cái cầu tiện bằng gỗ bán ở các quầy nó không bền, thường mau nổi mốc, chất lượng lại không tốt. Nên kiếm một cành cây có bỏ bọc lớn, lõi chắc, hơi cong. Dùng cưa cưa lấy một đoạn nào bạn cảm thấy đẹp và thích hợp cho Khướu đậu, cưa bằng kích thước của lồng, cưa một đầu cầu một đường thẳng nhỏ sao cho vừa lọt cái nan lồng, đặt cầu sao cho cầu ở chính giữa lồng, nếu lồng có số nan lẻ thì đặt cầu sao cho số nan ở ngoài cửa nhiều hơn số nan ở phía sau (đối với lồng vuông).
            Treo máng thức ăn và nước uống vào lồng cho chim, chứa thức ăn nên mua cái có hình dạng cái lu, bằng thủy tinh, loại lớn, nên mua khoảng 3 cái, 1 cái chứa nước, 1 cái chứa thức ăn, 1 cái dùng để thả cào cào vào cho ăn.
            Đón Khướu Về Nhà
            Nhiều nơi thì thường dùng một cái túi giấy, bấm vài lỗ, cho chim vào và mang về. Kiểu này hơi phiêu lưu vì lỡ đưỡng xa, chim sợ nên đi phân lỏng, gặp bao bằng giấy ==> chim chỉ cần vùng mạnh là bao rách. Vì thế nên mượn luôn lồng của họ về (đặt cọc khoảng 50 - 100k, sau này mang lồng lại trả thì lấy lại tiền), hoặc mua luôn lồng tại đó, nhớ là phủ ngoài một mảnh vải hoặc một cái áo thun để tránh gió và giúp chim đỡ sợ.
            Khi Khướu về đến nhà, nên treo lồng hoặc áp lồng ở sát tường, đừng quên dùng phấn diệt kiến kẻ một đường trên tường bao lấy lồng nha. Áp lồng nơi nào ít người qua lại, có thể dùng giấy bào hoặc áo phút khoảng 1/2 lồng ở 2 ngày đầu để giúp chim trấn tĩnh.Nếu là Khướu hót thì qua ngày thứ hai là nó bắt đầu xổ giọng., khi đó có thể tháo lớp phủ lồng ra, vẫn để lồng chim ở yên đó, không nên di chuyển ra vườn, để chim thích nghi và dạn người hơn. Khoảng 4 - 7 ngày thì thả 1 - 2 con cào cào cho chim, sau khi thả vào lồng thì nên lùi lại xa. Ở những ngày sau, nên thả lần lượt từng con, khi chim ăn hết con này mới nhẹ nhàng đến gàn và thả con khác vào, hành động nhẹ nhàng, từ tốn kẻo chim sợ. Khoảng 2 tuần sau là chim sẽ dạn người hơn, khi này có thể mang chim ra vườn hoặc treo lồng trước nhà, gần cửa ra vào. Buổi tối không nên cho chim phơi sương. Tập cho chim dậy sớm, khi mặt trời chưa ló lên, ánh sáng mờ mờ, có thể nhìn thấy là bạn nên đánh thức chim bằng cách nhẹ nhàng đưa lồng chim treo ở ngoài vườn hay treo trước nha. Có thể ban đầu chim hơi sợ nhưng làm như vậy khoảng 3 - 5 lần là chim sẽ quen thôi. Khướu thích dậy sớm để hít thở không khí trong lành, sau đó nó sẽ hót do bản năng, bạn có thể lắng nghe và tập hót nhái lại giọng của nó. Làm như vậy thường xuyên thì chim sẽ quen với bạn thôi.
            Tắm Và Vệ Sinh Cho Khướu            Khướu thích tắm, vì thế Khướu thường sống ở những nơi mát, như gần khe, suối. Mang chim về nhà khoảng 2 tuần, khi chim đã dạn người hơn thì bắt đầu tập cho Khướu tắm, sang chim qua lồng tắm, cẩn thận kẻo chim bay đó nha! Đưa hai lồng lại đến gần nhau, kẻo cửa lồng lên, đứng lùi lại ra xa phía sau lồng có chim ấy, khi đó Khướu sợ sẽ tìm đường nhảy sang lồng tắm. Khi Khướu đã qua lồng tắm thfi nhẹ nhàng đến gần, đóng cửa lòng lại. Dùng nước tưới nhẹ hoặc vẩy nhẹ nước cho ướt lông Khướu, phía dưới lồng có một chậu chứa nước. Nhớ là vẩy nhẹ, lông ướt ít là ổn, chứ vẩy nhiều là chim nhát đó! Sau đó lùi lại phía sau, nên để lồng tắm ở nơi có nắng nhẹ, khi đó sẽ kích thích chim tắm hơn. Bạn ngồi ở gần đó, vừa xem chim vừa tranh thủ vệ sinh lồng kia, thay bột và nước. Ban đầu chim sẽ không dám nhảy xuống nước tắm, nhưng ánh nắng nhẹ sẽ kích thích nó, làm cho nó thấy khó chịu và ngứa ngáy, thế là nhảy vào tắm. Khướu thích tắm nên có thể loại bỏ được lũ rận chí. Khi nào chim hay nhảy bám vào thành lồng chứ không đứng yên, không rũ lông là Khướu tắm đủ, khi đó bạn nên mang lồng đến và sang chim qua lồng, cách sang cũng tương tự, đứng về phía lồng tắm, bắt đầu kéo cửa, khi chim đã qua thì đóng cửa lại, mang chim ra cho chơi nắng nhẹ, khi đó chim sẽ rũ lông, rỉa cánh nhằm lại hết bụi bẩn bám ở người.
            Khi thấy chim hay rỉa lông, hay dùng chân gãi thì khi đó 80% là chim bị rận chí, có thể trị bằng cách tắm cho chim, pha vào nước một ít nuối ăn, cho chim tắm bình thường. Làm như vậy vài lần sẽ khỏi. 
            Buổi sáng, khi mang chim ra, sau khi nghe chim hót. Khi mặt trời lên thì có thể mang chim ra tắm nắng. Chim rất thích tắm nắng vào buổi sáng sớm, khoảng 3 - 5 phút là có thể mang vào, treo lồng ở trên cao. Có thể cho chim ăn cào cào theo chế đô sáng 2 con, chiều 2 con.
            Kinh nghiệm của một số người muốn chim mau dạn thì tập cho chim quen ăn cào cào, cho ăn suốt 1 tuần liền, sau đó 3 ngày tiếp theo nhịn, không cho chim ăn, khi đó chim sẽ thấy thiếu cào cào. Ngày thứ 4 bạn cầm 1 em cào cào trên tay, đưa nhẹ đến bên lồng, khi này nó "say" cào cào nên 80% là nó sẽ nhảy đến mổ vào em cào cào và ăn ngon lành.Làm như vậy nhiều lần thì chim sẽ dạn.
            Làm Thế Nào Để Khướu Mau Nổi Lửa?
            *Khướu hót
            Nuôi chim ai lại không muốn chim mình nổi lửa và căng lửa nhỉ? Chim chỉ nổi lửa và căng lửa khi đã thích nghi với môi trường sống mới, được ăn uống điều độ, được nuôi dưỡng hợp lý. Để thúc đẩy quá trình căng lửa của chim, nhiều "lão làng" chọn cách treo gần đó một em Khướu mái, không cho gặp mặt nhau, cách khá xa nhau để khi chim mái "rò" thì chim trống có thể nghe, nếu treo chim mái ngoài vườn còn chim trống ở trước sân gần nhà, nơi có nhiều người qua lại thì càng tốt. Tiếng "rò" của chim mái chỉ nghe thoang thoảng, khi đó mới làm cho Khướu trống "nổi máu", nó sẽ hót nhiều hơn để chinh phục em mái này. Khoảng 1 tuần thì đưa lồng lại gần nhau cho chim "kè lồng", khoảng 3 - 5 phút thì tách ra, treo mỗi lồng một nơi. Làm như vậy chim rất mau sung và căng lửa.
            Một số người thỉnh thoảng lại mang chim đi dợt, đến những điểm tụ tập để cho chim hót. Nhưng HCN khuyến cáo việc làm trên, chỉ làm với những con Khướu đã đứng chim và có kinh nghiệm. Chứ chim non hoặc còn thiếu kinh nghiệm, chưa sung mà mang đi như vậy khoảng 3 - 4 lần là chim sẽ xuống sức ngay, có khi chim bị "rót" do nghe giọng hót và "khẹc" của các chim già, có tuổi đời và kinh nghiệm hơn. Chỉ cho chim dợt giọng với những con chim non kinh nghiệm, nên mượn của người quen hay bạn một con khướu, có thể hẹn họ 1 tuần 2 lần mang đến khi sáng sớm, treo 2 lồng xa nhau để nghe hót, đồng thời giúp chim học tập giọng của nhau. Thỉnh thoảng nghe em mái "rò" nữa thì hai ông tướng càng nổi máu hơn.

            Có thể dùng điện thoại hoặc máy di động thu lại tiếng chim Khướu hót, để thỉnh thoảng có thể mở ra kích thích Khướu của mình hót. 
            *Khướu đá
            Có thể dùng điện thoại để thu âm giọng Khướu khác hót, mở cho Khướu đá nghe, nếu Khướu sung thì sẽ ức, sẽ "khẹc" liên hồi, má phồng, nhảy liên tục.
            Áp dụng như Khướu hót, treo một Khướu mái gần đó, chỉ cho nghe tiếng "rò" của Khướu mái nhỏ thôi, sẽ làm cho Khướu đá nổi lửa nhiều hơn!
            Thường xuyên áp lồng gần nhau cho "kè lồng", nên nhìn mặt mà bắt hình dong, chọn những con nào có thể cho "đá lồng" với chim mình, thường xuyên cho đá để sung chim, có thể mang đến những chỗ dợt chim cho nghe chim hót cũng được! Tuy Khướu đá không có tài hót hay và chăm hót như những con Khướu kia, nhưng nhiều con thấy Khướu đá "phồng mang", xòe đuôi, và "khẹc" liên hồi thì Khướu hót im lặng luôn, sau mấy ngày mới hoàn hồn. Hãy lắng nghe những âm thanh mà con Khướu đá phát ra, bạn sẽ thấy sự khác biệt và sự đặc biệt ở nó.Những con như vậy mới có giá trị. Và chính vì thế mà nhiều người nuôi Khướu hót ngại cho chim dợt chung với Khướu đá, trừ những con đã đứng chim hay có tuổi! 
            Chơi đùa 
            Nghe có vẻ lạ nhỉ? Có nhiều người nghĩ chơi đùa thường thì với chó, mèo chứ có ai lại chơi đùa với chim đâu? HCN xin thưa, đây có lẽ là lần đầu tiên các bạn ngeh nói đến, nhưng hãy thử làm xem sao nha, trao đổi kinh nghiệm là chính mà. Có lẽ các bạn đã từng xem đoạn video quay về em Khướu Bạc Má của HCN, tại sao khi HCN vẫy tay ở ngoài lồng thì nó lại có thể giăng cánh, xòe đuôi múa như vậy? Tại sao có nhiều người cầm lồng Khuyên trên tay, miệng chỉ cần hót vài tiếng "xiu...xiu..." là chú Khuyên trong lồng bắt đầu líu, thậm chí là nhấp cánh, xòe đuôi? Tại sao HCN có thể đưa tay vào gãi ở cổ nó, và nó thì xù lông để ặc cho HCN gãi? Có thể khó giải thích, nhiều người thì cứ khẳng định là con này nuôi từ chim non lên, nhưng xin thưa, đó là nhờ chơi đùa chới chim!
            Vậy trong bao lâu thì có thể làm được những điều trên? Cái này thì hơi khó trả lời, nuôi chim phải có tâm huyết và tốn rất nhiều công sức. HCN có thể hướng dẫn một số cách để bạn có thể áp dụng vào chim Khướu!
            1.  Khi bạn có một file chim Khướu hót ở di động hoặc máy tính, nên mở cho Khướu nghe vào sáng sớm, khi đó bạn vẫn ở bên lồng Khướu, có thể tập hót tiếng Khướu (đứng gần giúp chim mau quen giọng hót của bạn), nhưng tốt nhất là bạn phát âm "bập... bập...", mím hai môi lại với nhau, cho hở một ít thôi, và hút không khí vào bằng miệng. Hoặc phát âm "bập..bập" như tiếng người ta thường kêu gà đá đến cho ăn vậy. Hoặc vừa phát âm, vừa đưa tay lên vẩy vẩy trước lồng. Nên nhớ những điều trên chỉ áp dụng với những em Khướu khá dạn, phần lớn là sau khi nuôi được 2 tháng. Nghe tiếng chim trong máy vi ính hoặc điện thoại, kết hợp với nghe âm thanh của bạn, nhìn thấy cánh tay bạn vẩy nhẹ, nó sẽ liên tưởng đến một con Khướu khác đang hót và múa, nó sẽ có phản ứng lại ngay, làm như vậy nhiều lần, hãy kiên trì nha. Nếu Khướu bạn đang nuôi mà là Khướu hót thì khi nó thấy bạn vẫy tay và miệng phát ra tiêng "bập...bập..." kia thì nó hót và múa lại là chuyện thường thôi! Thỉnh thoảng mang lồng chim ra phơi nắng cho chim tắm nắng, bạn cũng làm tương tự, làm nhiều nó sẽ thấy quen và "thích" bạn ngay thôi. Theo như HCN đoán thì khoảng 20 - 25 ngày là Khướu sẽ hót và múa khi nghe âm thanh "bập...bâp..." hoặc thấy bạn vẩy vẩy tay và huýt gió. Hãy thử làm xem nha!
            Có hôm HCN đi học về, bật điện, mở máy lên làm bài, Khướu thấy đèn sáng, lại thấy HCN, có tiếng nhạc nữa, nó tưởng là HCN định trêu nó, thế là nó hót và múa , khổ cho HCN khi đó là 9h30, có nhiều người ngủ rồi, sợ cả dãy trọ thức giấc hoặc học vài không vào, thế là HCN chụp ngay cái áo phut lên lồng, nó lại mổ liên tục vào áo và...hót! Má ơi, chim hót nhiều cũng....khổ, thế là HCN tính đến phương án cuối cùng, tắt đèn đi...ngủ!
            2.  Bên cạnh đó, HCN còn hay đùa giỡn với Khướu bằng cách khác. Đưa một ngón tay đến bên nan lồng, mặt bàn tay xuống dưới, móng lên trên, nên nhớ là chỉ một ngón tay đưa vào lông thôi nha. Khướu thấy móng tay nhìn lạ nên nó sẽ ...mổ, khi đó bạn phải nhanh tay rút ngón tay ra. Làm như vậy nhiều lần thì Khướu sẽ "ức", vì toàn mổ...hụt, nhưng thinht thoảng cho nó mổ trúng vài cú nha, khuyến khích nó mà, hi hi hi! Làm như thế sau này nó thấy ngón tay của bất kỳ ai đưa đến gần lồng là nó mổ ngay. Nhìn thấy chim như vậy có "chiến" không? Ai mà không "mê" nhỉ?
            3.  Làm thế nào để có thể dùng tay gãi ở cổ Khướu? Cái này...hơi khó nhưng mà cũng hơi dễ...bị xổng chim. Hi hi! Dùng một cái que nhỏ, có thể là chiếc đũa đưa quan nan lồng, ban đầu chim thấy lạ nên có khi vùng, nhưng mà phần lớn thì chim đứng im, bạn nhanh tay nhưng nhớ là nhẹ nhành đưa đến bên cổ Khướu, đụng nhẹ vào lông ở cổ hoặc má của Khướu, nó sẽ xù lông lên, khi đó bạn tha hồ mà gãi, vì Khướu bây giờ đang ..."phê" mà! Làm như vậy nhiều lần, nếu làm chưa được thì phải kiên trì nha! Có nhiều trường hợp khi đưa que hay đũa vào là Khướu mổ lấy mổ để vào que đó. Vậy làm sao để gãi nó đây? Bạn hãy dùng tay còn lại của bạn phân tán sự tập trung của nó, có thể bạn đưa ngón tay đến gần phía ngoài cho nó mổ, khi đầu nó đã quay về hướng kia, bạn cho que đó vào đụng nhẹ ở cổ, gãi khaongr 2 - 3 phút thì thôi, ngồi nghỉ một lúc rồi tiếp tục đưa que đó vào, lần này que chưa chạm nó mà cổ nó đã...xù lông chờ sẵn rồi! Hi hi! Làm như vậy để tạo thói quen cho chim!
            4. Khi chim quen với việc gãi ở cổ, bạn cho que đó vào, gãi nhẹ, mở cửa lồng từ từ, do Khướu đang "phê" nên nó không chú ý gì đến xung quanh, bạn từ từ đưa tay lại gần cổ nó và thay thế que đang gãi. Khướu thích lắm! Nó thích nhất là gãi ở hai bên má, ở cố gần cánh (bạn gãi ở đây là nó sẽ duỗi cánh ra, xòe đuôi, trông thảm hại lắm), và ở dưới cổ. Cẩn thận kẻo xổng chim nha!
            5. HCN thả cửa lồng, cho chim bay ra khỏi lồng chơi, mỗi tuần khoảng 2 - 3 lần. Khi đó tha hồ đùa giỡn với nó, đưa nhẹ tay lại gần, gãi nhẹ ở cổ nó. Do Khướu nuôi quen nên khi đưa lồng đến gần là nó tự nhảy vào, nhìn nó nhay lóc cóc, lại hay phá phách, mổ lung tung nhưng mà HCN thích. Có bữa đi học về muộn (7h15 tối), mới mua được 1 hộp cơm, thế là thả nó ra, ai ngờ nó bay lên tranh ăn với "cậu chủ", thế có bực mình không chứ? Bực thì có nhưng mà cũng thấy vui!Hi hi!
            Lưu Ý : Khuyến cáo những cách đùa trên với những ai mới bước vào nghề chơi Khướu. Nhưng những ai muốn thử sức thì có thể làm. Chơi đùa chỉ áp dụng với những con đã nuôi đứng chim, cách 1 và 2 và 3 thì có thể làm dễ dàng, nhưng cách 4 và 5 thì hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định nha! Nên đóng kín cửa phòng lại và thả Khướu ra để thử xem Khướu có mến người chưa, khi Khướu đói thì sẽ bay vào lồng thôi! Hạn chế việc đi theo Khướu, kẻo Khướu sợ hãi! Cứ để Khướu tự do, một lúc sau đưa lồng lại gần xem Khướu có tự vào không, nếu Khướu tự vào, người đến bên cạnh mà không bay tránh xa thì khi đó Khướu đã mến, có thể cầm cáo cào để đút cho Khướu, hoặc dùng que gãi nhẹ ở cổ Khướu, tăng mối quan hệ thân thương giữa Khướu và chủ!
            Có lẽ phần trước HCN đã cho các bạn biết về những điều cơ bản để chọn và nuôi được một chú chim Khướu, đó chỉ là kinh nghiệm riêng của HCN thôi, và hôm nay, như đã hứa, HCN xin được nói thêm vài điều về loài chim này.
            Do Khướu thích sống ở nơi cây bụi, vắng bóng người, gần khe suối hay nơi nào có nước chảy, vì thế những người bẫy Khướu thường phải vào sâu trong rừng. Đã có nhiều cuộc tranh luận nói Khướu sống theo từng đôi hay nói Khướu sống theo bầy đàn. HCN xin nói rõ về điều này, thường thì người ta thấy Khướu sống theo từng đôi vào mùa sinh sản, và những đôi Khướu này thường được nhìn thấy tại bìa rừng hay những vườn cây ăn quả rậm. Chúng ta chỉ nhìn thấy Khướu sống theo bầy đàn khi đi sâu vào trong rừng cơ, hết 90% tay săn chim thích bẫy Khướu bầy đàn, vì nếu bẫy được con đầu đàn thì mới là Khướu "dữ", nuôi mới thích. Nhưng cũng đã có rất nhiều Khướu "mồi" đã phải câm giọng, đứng rụt cổ, nhìn như thiếu sức sống trước những con chim đầu đàn thuộc loại "dữ". Muốn bẫy được Khướu đầu đàn thì chuyện này không phải là dễ, vì nó giống như một người chỉ huy vậy, đứng ở một nơi cao hơn và hót, khẹc... như ra lệnh cho những con khác tấn công vào "kẻ mới đến" kia. Và phần nhiều là những tay săn chim đàn bẫy toàn chim "mái", vì bọn mái này hay bay đến tán tỉnh kẻ lạ, và dính bẫy là chuyện thường thôi. Thậm chí họ bỏ ra cả 1 tuần mà không bẫy được con đầu đàn, chỉ mang về mấy em Khướu mái, thế mới...bực mình. Điều đó lí giải tại sao chim dữ lại không được bán công khai ở ngoài, và vì sao giá chim Khướu dữ lại cao hơn gấp 2 - 3 lần giá Khướu bổi thường.
            Vì thế HCN mới khuyên mọi người nên tìm và chơi thân với những người nào hay đi bẫy chim, vì nếu là chim hay, chim dữ thì người đi bẫy họ biết và họ đã để riêng ra, tách biệt so với những con khác rồi.

            Vậy làm sao để có thể bẫy được chim đầu đàn? Cái này là kinh nghiệm riêng của từng người, có thể dựa trên một số điều mà HCN chuẩn bị nói ra sau đây, kết hợp với tình hình thực tế của các bạn đi bẫy chim để rút ra một kết luận, một nhận xét để làm phong phú vốn kiến thức về chim Khướu! Nếu hôm nay bạn đưa Khướu đi bẫy thì có nghĩa là trước đó vài ngày chim mồi của bạn phải sung sức, háu chiến, đi phân rắn..., nên sang Khướu sang lồng bẫy trước ngày đi bẫy khoảng 1 - 2 ngày để Khướu thích nghi với không gian chật hẹp trong lồng bẫy. Nếu là Khướu nuôi lâu, đi bẫy thường xuyên thì có thể trước khi đi 10 phút bạn sang chim qua lồng bẫy là được, vì nếu đi bẫy thường xuyên thì chim rất "chiến", nhìn thấy lồng bẫy là nó tìm cách chui sang liền. Nếu chim của bạn vẫn "chiến" mà lồng chỉ dính vài em Khướu mái thì bạn nên nghỉ ngơi khoảng 1 tuần, rồi mới mang chim đi bẫy lại, những người máu bẫy chim thấy không bẫy được con chim đầu đàn hôm nay là hôm mai họ quyết bẫy cho bằng được. Nhưng họ đâu có nghĩ rằng trên đường đi đến nơi bẫy, chim ở trong lồng cũng rất mệt mỏi, và nếu như bạn kéo dài tình trạng này qua ngày thứ 3 thì chim của bạn sẽ mau xuống sức, không chiến, ít hót... Nếu gặp Khướu đầu đàn thuộc loại dữ thì chim Khướu mồi bị "rót" hay bị "bể" là chuyện thường. Chính vì thế HCN mới khuyên các bạn nên nghỉ ngơi vài ngày, tốt nhất là 1 tuần, để chim lấy lại sức, và nó sung chim (thường thì vài ngày sau khi đi bẫy về, chim rất sung). Như vậy tạo điều kiện cho bạn dễ bẫy được chim đầu đàn hơn.
            Nếu có đi lần 2 thì nên mang theo 1 em Khướu khác nữa, và đặc biệt muốn không bị "dính" Khướu mái thì nên treo lồng lên khá cao một tí, có thể trèo lên cây để treo, và hãy chú ý đến những cành cây gần đó, làm sao để khi chim đến gần là sẽ nhảy sang cầu của lồng bẫy, tránh tình trạng có cành cây sát gần lồng, khi đó chim "trời" sẽ bay đến đậu và "kè" chứ không đá. Nên quan sát địa thế của cây mà mình dự định treo lồng, nên treo lồng cách xa nơi mà tuần trước mới bẫy, để tránh tình trạng Khướu đầu đàn đậu vào cành hôm trước. Có thể dùng một số lá cây để ngụy trang lồng bẫy, sao cho Khướu "mồi" có thể thấy Khướu trời, và Khướu trời muốn thấy Khướu "mồi" thì phải đậu ở các cành phía trên lồng, nếu Khướu "nổi máu" thì sẽ di chuyển xuống cầu của lồng bẫy. Ngụy trang để tránh tình trạng Khướu bám lồng đá, giúp cho việc bẫy Khướu thuận tiện hơn. Nên nhớ phủ lá sao cho Khướu "mồi" có thể nhìn rõ bên ngoài, và Khướu trời muốn thấy Khướu mồi phải đậu vào những cành ở trên lồng. Điều này HCN nhấn mạnh nha!
            Sau khi bẫy được, có thể là Khướu đầu đàn hay Khướu "lính", nói chung là khẳng định Khướu trống thì có thể giữ lại nuôi. Có nhiều Khướu "lính" ở ngoài thì không "chiến" do chim còn tơ, nhưng nuôi một thời gian thì nó mới bắt đầu trổ mã và xổ giọng. Vì thế đừng vội khẳng định một em Khướu mới bẫy về là chim hay hay dỡ nha! Nên thả Khướu mới bẫy được vào một cái lồng gỗ (nếu lồng sắt thì Khướu nhát sẽ chui, chảy máu và chim lâu dạn người). Nên dùng một mảnh vài phut lên lồng, sao cho ánh sáng vẫn có thể vào lồng, đủ để chim nhìn thấy thức ăn và nước uống, thức ăn thì nên để ít bột, thả vào đó vài em cào cào tươi và khô, đổ đầy nước, phía dưới lồng nên để một tấm lót, để có thể quan sát và theo dõi phân, để biết được chim đã ăn bột hay chưa. Nên treo lồng ở nơi nào khuất, im lặng, đặc biệt là hạn chế cho Khướu mới nghe tiếng Khướu hót, vì có nhiều con nghe tiếng hót, ức nên nhảy loạn xạ, có thể do sung sức, cũng có thể là hoảng loạn sau cú dính bẫy vừa rồi, gây ốm chim hoặc chết chim, thậm chí Khướu vùng mạnh có thể làm gãy nan lồng, xẩy chim là...tiếc lắm nha!
            Nếu sau một thời gian nuôi, khi Khướu bắt đầu xổ giọng là khi bạn có thể tập cho Khướu dạn người. Bạn nên áp lồng vào tường, nơi nào có người hay qua lại, nhưng hơi xa một tí để chim đỡ sợ. Và nên định hướng xem con Khướu mình đang nuôi với mục đích chính là gì? Nếu nuôi hót thì huấn luyện nó theo kiểu Khướu hót, còn nếu Khướu chọi thì sẽ có cách tập luyện riêng.
            *Khướu Hót
            Thường thì Khướu hót được mọi người thích nuôi hơn. Phần trước đã nói rõ nên phần này HCN chỉ nói qua thôi. Bạn có thể tập và chơi đùa với nó. Nhưng HCN nghĩ bạn nên tập huýt sáo (huýt gió) bắt chước giọng của nó!Mỗi khi cho Khướu ăn cào cào thì bạn nên huýt gió vài cái, hãy chú ý đến chon Khướu bạn đang nuôi khi hót, sẽ có một giọng hót nó thường hay hót, và bạn nên bắt chước cho được giọng hót đó của nó! Vì khi nghe giọng hót đó do bạn bắt chước thì nó sẽ hay hót hơn. Thường xuyên treo lồng ở nhiều nơi, có chế độ tắm nước và tắm nắng thích hợp. Nhưng bạn nên treo lồng ở nhiều vị trí, đặc biệt là treo dưới các tán cây mát. Ban đầu nó thấy "nhớ" rừng nên nhảy nhiều, nhưng sau sẽ quen dần và hót. Làm như vậy để sau này mỗi khi bạn treo Khướu ra là nó thích nghi với cảnh mới, sau này có thể huấn luyện thành một chú Khướu "mồi". Khi bắt chước giọng hót của nó, nên vẫy nhẹ tay ở trước lồng, sau này Khướu quen với việc đó thì nó sẽ múa nhiều hơn.
            *Khướu Đá
            Vì mục đích là chọi nên điều trước tiên cần chú ý là tìm cho nó một cái cầu (nèo) vừa chân nó, to vừa phải. Thường xuyên cho kè lồng với những con khướu khác, sáng sớm nên treo lồng ra để chim thích nghi với việc dậy sớm. Thỉnh thoảng bật máy di động hoặc máy vi tính phát ra tiếng hót của chim Khướu, cách này làm cho Khướu sung hơn. Khi Khướu sung chim thì bạn thò tay vào lồng là nó sẽ mổ ngay, thậm chí xòe lông đuôi, phồng má lên để "hù" bạn nữa. Bạn có thể gõ nhẹ vào nan lồng, hay thò tay vào để chọc giận nó, hoặc gõ nhẹ vào thành lồng, tiếng hót và tay của bạn làm cho nó nghĩ đến một con Khướu khác, nó sẽ nhảy đến đá vào tay bạn ngay. Thỉnh thoảng áp sát hai lồng lại gần nhau cho Khướu bám lồng đá, làm như vậy Khướu mau sung hơn. Nhớ cho ăn uống đầy đủ chất tanh.
            *Áp dụng cho Khướu hót và Khướu đá:
            Khi cho Khướu ăn cào cào, nên cầm cào cào trên tay để Khướu tự nhảy đến mổ ăn, tránh tình trạng thả cào cào vào lồng hay lu thức ăn. Để tập cho chim tăng thêm sự hung hãn, thích đá, hót nhiều...thì bạn có thể đưa cào cào vào lồng, cầm trên tay, nhưng khi Khướu nhảy đến gần thì bạn giật con cào cào đó lui, nó sẽ "nổi điên" lên ngay thôi, có thể cho nó cắn cào con cào cào, sau đó bạn giằng co với Khướu, cùng nhau giành lấy con cào cào đó. Có thể không tin nhưng hãy làm thử và rút ra kết luận nha! Chỉ áp dụng với những con Khướu dạn người. Nếu thời gian bạn ở bên Khướu càng nhiều và đùa giỡn với nó thì chim càng mau dạn và càng quấn quýt bên bạn nhiều hơn, tiện cho việc bạn nuôi Khướu thả hơn.
            Làm thế nào để có thể thả Khướu ra khỏi lồng mà Khướu không bay?
            "Chim lồng cá chậu", nếu cá thả ra sông, hồ thì nó sẽ bơi đi, chim trong lồng cũng thế, thả thì sẽ bay về rừng, hoặc nơi nào vắng vẻ để tìm "bạn đời" cho nó. Có lẽ chuyện này chỉ xảy ra với trường hợp Khướu được nuôi từ chim con lên. Nhưng HCN xin được nói ra, Khướu nuôi lâu vẫn có thể thả. Vậy nếu lỡ thả Khướu ra và nó bay luôn thì sao? Hi hi! Chim Khướu nuôi lâu năm sẽ giống như chim con nuôi lên vậy, có nhiều con Khướu nuôi lâu khi thấy chủ đi đến gần là vẫy vẫy đôi cánh, miệng kêu nhỏ như chim con đòi ăn vậy. Có nhiều con khác thì nhảy bám lồng như đòi bay đến gần bên bạn. Những con như vậy nuôi thả thì tỉ lệ thành công là rất cao. Muốn nuôi chim thả thì đầu tiên bạn phải thử "lòng trung thành" của Khướu. Bạn có thể đóng hết tất cả các cửa sổ và cửa chính. Nói chung là tất cả các đường chim có thể bay ra ngoài trời, sau đó kéo cửa lồng, có thể thả ở ngoài vài em cào cào để dụ nó bay ra khỏi lồng. Và khoảng 80% Khướu nuôi lâu không muốn bay ra khỏi lồng, vì thế phải nhờ đến sự can thiệp của chủ. Khi chim đã bay ra khỏi lồng rồi thì không nên chạy theo hay rượt đuổi chim, nhốt chó hay mèo lại, có thể do lần đầu nó mới ra khỏi lồng nên bay con yếu, hoặc lười bay, Khướu sẽ tìm những nơi nào thuận tiện cho nó để đậu. Bạn có thể để cửa lồng mở, treo lồng lên. Khi đói hay khát nước thì chim sẽ bay vào lồng ăn. Cho chim bay nhảy một lúc, bạn cầm lồng riến lại gần, để cửa lồng trước mặt chim xem chim có bay vào hay không, nếu chim bay vào là ổn. Có thể thả chim từ 2 - 3 lần trong 1 tuần, khi thả Khướu thì bạn có thể cho Khướu ăn cào cào, đưa tay lại gần để gãi cổ cho Khướu, cho Khướu ăn thêm một số loại thức ăn khác như cơm, dế... nói chung nhằm tăng mối quan hệ giữa chủ và Khướu.Mỗi khi đến bên Khướu thì bạn nên dùng tay gãi nhẹ ở phần đầu và cổ của chim, Khướu thích gãi nhẹ ở những chỗ đó, đặc biệt là ở đám lông hai bên má, cổ, phía dưởi mỏ, và ở chỗ giữa cánh cà cổ. Không nên gãi mạnh, Khướu thích chạm nhẹ hoặc gãi nhẹ ở ngoài lông thôi, nhìn điệu bộ bù lông, phồng má, xòe đuôi, duỗi cánh và nhiều khi là....duỗi thẳng chân của nó nhìn ...ngộ lắm!
            Làm như vậy nhiều lần. Khoảng 2 tuần sau là có thể tập cho Khướu thích nghi với môi trường bên ngoài. Để Khướu không bay xa, HCN khuyên các bạn nên có thêm một em Khướu mái treo gần đó, để khi nghe tiếng "rò...rò..." của Khướu mái thì nó sẽ không bỏ đi xa. Cũng như trong nhà hay trong phòng, nên cầm sẵn vài em cào cào trên tay, thử mở cửa lồng (nên cho vài con cào cào trong lồng) và đưa đến gần chim để nhử Khướu, làm như vậy sau này sẽ tạo thói quen cho Khướu bay vào mỗi khi đưa lồng lại gần.
            Nếu Khướu được thả ra ngoài vườn, treo một em Khướu mái gần đó, và bạn đến bên Khướu trống, mở tiếng chim hót trong máy di động, bạn sẽ thấy con Khướu của bạn hót và khẹc rất nhiều, nhảy quanh lồng Khướu mái và múa như muốn thể hiện vùng đất này nó là chủ, và muốn xua đuổi "kẻ lạ mặt" kia. Khi Khướu thả ra khỏi lồng thì bạn nên tăng mối quan hệ giữa bạn và Khướu hơn. Chỉ thả chim ra khi bạn có ở nhà, nên thả trong một khoảng thời gian nhất định. Phần lớn tất cả những người nuôi Khướu thường thả Khướu ra sau khi nhốt Khướu trong lồng tắm, vẩy cho nó một ít nước, và ở ngoài nên để một cái chậu nước nhỏ, đổ vào đó một ít nước để cho Khướu tắm, chỉ thả vào những ngày nắng nhẹ và đẹp trời. 
            *Lưu ý: Không nên có những hành động gây mất thiện cảm với chim, chỉ thả chim khi quanh đó không có nhà ai nuôi Khướu, chỉ áp dụng được với những nhà có vườn, ít xe cộ qua lại, thực hiện và áp dụng với những con Khướu đã nuôi lâu và dạn người. Nên thả khi trong nhà bạn còn sở hữu thêm một em Khướu mái (để Khướu trống quen và không bỏ đi xa). Thả vào những ngày đẹp trời, nắng nhẹ hoặc vừa, không nên thả vào những ngày mưa bão hay gió lớn. Chỉ thả khi trong tay có vài em cào cào, ap dụng với nhựng con Khướu thích ăn cào cào, chỉ gãi nhẹ ở cổ chim khi chi bạn quen với việc gãi nhẹ rồi. 
            HCN xin được nói thêm về việc gãi nhẹ ở cổ và má, phần lớn chim nuôi lâu năm thì mở lồng nó sẽ không bay ra ngoài, đưa tay đến gần nó sẽ xù lông. Nếu đầu của Khướu nghiêng về một bên và lông hơi xù thì khi đó nó đồng ý cho bạn gãi ở cổ và má. Còn nếu đưa tay đến gần mà Khướu hơi nhún người về sau, đầu ngẩn cao, mỏ hướng về phía trước, đuôi xòe thì 90% là nó sẽ mổ cho bạn vài "phát". (Rút ra được kết luận này sau khi đã quan sát và bị mổ hơn 10 phát.). Vậy mỗi khi thò tay vào mà Khướu luôn đứng ở tư thế "tấn công" trên thì làm sao gãi được nó? Bạn chỉ cần dùng tay còn lại búng hẹ, hoặc vẫy nhẹ ở ngoài lồng, phân tán sự tập trung cao độ của nó, chuyển sự chú ý của nó từ tay này sang tay kia (tay kia cử động thì nó sẽ chú ý ngay thôi), sau đó nhẹ ngàng nhưng phải nhanh tay, thò tay vào lồng chạm vào vại sợi lông ở cổ và mà, khi này Khướu không "phê" mới là lạ. Chú ý hơn khi rút tay ra, bạn có thể bị nó mổ vài phát khi rút tay ra, vậy làm sao để không bị mổ? Bạn nên chuyển từ gãi mạnh sang gãi nhẹ, và cuối cùng là chỉ chạm vào vài cọng lông của nó, và từ từ rút tay ra. Làm như thế thì hết 90% Khướu vẫn còn xù lông (vì đang phê mà) khi bạn đã rút tay ra khỏi lồng.
            Nếu như nuôi hai con Khướu ( 1 trống, 1 mái) mà có thể nuôi thả trong vườn, chúng tự làm ổ, đẻ trứng, nuôi con vào mùa sinh sản thì...hay biết mấy nhỉ? Cái này thì có lẽ phải xin thêm ý kiến của các bậc "trưởng lão" thôi, còn HCN thì không có kinh nghiệm về cái này. Nhưng mà HCN vẫn rất thích tìm hiểu thêm! Ai biết hay có thêm kinh nghiệm gì về Khướu thì làm hãy chia xẻ cho anh em biết với nha!
            Hãy chơi Khướu sao cho đúng nghĩa, chơi để mang thiên nhiên vào nhà, để giải trí, để bảo tồn,... . Hãy chơi Khướu cho đúng nghĩa nha anh em! Làm sao để Khướu không bị khan hiếm mà vẫn phong phú về thể loại, để một ngày nào đó anh em ta có thể bẫy được Khướu ngoài bìa rừng, ở những vùng quê, chứ không phải lặn lội vào sâu trong rừng, chúng ta thỉnh thoảng vẫn có thể nghe được tiếng chim hót ở vườn cây gần nhà, vẫn thường bắt gặp cảnh Khướu trời bám lồng đá Khướu của mình... Điều này còn tùy thuộc vào ý thức của mỗi người chơi! Mong rằng những điều trên sẽ đến với mỗi người trong những năm tới đây chứ không phải trong giấc mơ

Kinh nghiệm nuôi chim cu gáy

Cách phân biệt chim cu gáy giọng thổ, giọng kim: Chim giọng thổ: theo tôi khi nhìn vào mà có thể đoán ngay nó có giọng thổ nếu nó có những đặc trưng sau: Đầu quả mận (có người còn gọi là đầu táo(?) thì phải)
, khổ cườm lớn, hạt cườm vuông, thông thường có viền cườm vàng lót phía dưới khổ cườm, chân mập to và dài. Chim có cái đầu quả mận thế này, bộ cườm, cái ức đẹp thế này với cấp mình này thì có thể đoán đây là chú chim có giọng thổ vậy! Tuy nhiên trong thực tế còn một loại chim giọng thổ có cấp mình nhỏ, ngắn loại này gù, gáy không dai nên ít người chọn nuôi thì phải thành ra không phổ biến lắm.
- Chim giọng kim: đa phần có hạt cườm bé và thông thường ít hoặc rất ít hạt cườm màu vàng lót phía dưới khổ cườm.
Con này kim pha, có bộ cườm hạt bé, nhưng các bác thấy nó vẫn có viền vàng phía dưới khổ cườm, cái này mới quý đấy bác à! có thể đoán được chú chim này kim pha nhưng có độ ngân rung trong giọng gáy, hình như có một số nơi còn gọi là kim chuông thì phải.
Các bác cũng lưu ý giùm: các cụ vẫn dạy: " kim nổ, thổ vừng" có những con kim mà có hạt cườm to, con thổ mà có bộ cườm hạt bé đấy nhé! Nhưng tin chắc rằng, những con kim mà có hạt cườm to, con thổ mà có bộ cườm hạt bé thì hiếm vô cùng và nó là những con chim rất hay đấy (nhưng với điều kiện là phải nuôi nổi được nó cơ).
Một kinh nghiệm khác để phân biệt giọng chim cu: Theo các cụ nghệ nhân, giọng chim gáy thường chia ra nhiều cung bậc cao thấp khác nhau. Để cho dễ gọi các cụ đã đặt tên các loại giọng gáy theo âm vực như sau:
- Giọng thổ: âm trầm. Trong giọng thổ, được chia thành các giọng: thổ đồng, thổ rền, thổ sấm (thổ hùm?!), thổ nhệ,...
Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng, nghe như trong tiếng gáy có độ rung (luyến láy), như có tiếng kim loại (đồng, vàng) ngân rung. 
Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên. (nghe "tròn" hơn tiếng thổ đồng)
Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.
Thổ rền: âm trầm mà rỉ rả nỉ non .
- Giọng kim (có nơi còn gọi là giọng còi, giọng son): âm cao. Trong giọng kim có kim đồng (kim chuông), kim vắt.
- Giữa các giọng gáy trên còn phân chia làm kim pha, thổ pha.
Việc nghe và xác định giọng gáy theo các thụât ngữ trên không thống nhất nhau giữa các vùng miền, vì thế nên có rất nhiều người ngại tranh luận trên các diễn đàn về giọng chim. Hoặc ngay giữa các cụ cao niên cũng có khi còn nhầm lẫn về các loại giọng này.
Giọng chim gáy vì có sự đa dạng, phong phú như trên nên không ai dám nói là mình biết hết tất cả các loại. Nhưng sẽ rất thú vị khi tìm hiểu, và giữa không gian bao la của thiên nhiên chợt nghe vọng từ đâu tới một tiếng chim gáy của nhà ai đó, hoặc của thiên nhiên. Người chơi lắng tai nghe rồi đặt tên giọng gáy của chú chim này,...
Và càng thú vị hơn khi có người còn ví von giọng gáy của loài chim này với các giọng ca của các ca sỹ.
Đặc thổ (giọng hát ca sỹ nghệ sỹ ưu tú Trung Đức )
Đặc còi (giọng hát nghệ sỹ nhân dân Thu hiền)
Thổ Pha (giọng hát ca sỹ Nguyễn Phi Hùng)
Còi Pha (giọng hát ca sỹ Mỹ Tâm).
Còn giọng thổ đồng xuất sắc là giọng của một MC nam dẫn chương trình Văn nghệ chủ nhật trên VTV3 trước đây mấy năm thì phải.
2. Cách phận biệt chim trống, chim mái: Dù nuôi làm chim mồi, hay chim chơi thì cũng đòi hỏi trong chú chim đó những tiêu chuẩn cao của nghề chơi chim gáy như: siêng gáy, giọng hay (thổ bầu, thổ rền, thổ sấm,.... kim vắt,...), có nhiều tiết tấu như: chu, lèo, dặm (dặt?), vấp, gù chồng đấu,... Càng tích hợp trong chú chim gáy này nhiều những đặc điểm quý trên thì chú chim càng có giá trị cao, càng làm chủ nhân thêm cao hứng và tự hào.
Nhưng trong loài chim gáy, thì chỉ có chim trống là hay gáy, phong độ luôn ổn định nếu đựoc chăm nom tốt. (cũng có con chim mái gáy hay, hay đến nỗi có con còn làm chim mồi được nữa đấy nhưng lúc nó lòi ra vài quả trứng là lại không gáy hoặc ít gáy hẳn đi, người sành chơi không ai chịu nuôi chim gáy mái làm cảnh hay làm mồi dù có gáy hay đến mấy).
Vậy làm thế nào để chọn chính xác một con chim bổi trống để nuôi?!
Cách nhanh nhất là nhờ những người có kinh nghiệm nuôi chim cu gáy chọn hộ bằng cách bẫy những con bổi tốt và nhường cho nuôi (Nhưng không phải ai cũng có điều kiện như vậy vì có khi không quen biết, ngại nhờ,...). Nên thông thường, đa số các bác đều chọn cách mua ngoài hiệu bán chim cảnh.
Chim gáy thuộc họ bồ câu nên con chim trống đa phần đều có kích thước lớn hơn chim mái
- Mỏ chim trống thường có phần lỗ mũi to hơn (nâng cao hơn ở phần cánh mũi).
- Mắt chim trống dữ hơn (thông thường có phần viền vàng bên ngoài có diện tích rộng hơn, con ngươi như thu nhỏ lại)
- Chim trống khi đậu trên cầu (hoặc trên cành) có lưng gù, đuôi cụp.
- Chân chim gáy trống đa phần to mập hơn, chân chim mái mảnh mai hơn.
Tuy nhiên, những dấu hiệu trên khi phân biệt cũng chỉ là tương đối. Trong thực tế, có những con chim mái có ngoại hình khá đẹp, thậm chí còn đẹp hơn chim trống nữa đấy mấy bác à!
3. Chuẩn bị lồng nuôi chim cu gáy. Tuỳ mục đích nuôi chim gáy mà ta cần chuẩn bị lồng nuôi chim khác nhau. Bài viết này xin lần lượt đề cập những lồng nuôi chim gáy chơi (với mục đích nuôi nghe gáy), lồng nuôi và luyện chim mồi, lồng nuôi chim gáy sinh sản,... Tuỳ điều kiện kinh tế và sở thích của mỗi người, ta có thể chọn cho mình những chiếc lồng nuôi chim khác nhau. Từ những chiếc lồng có giá trị kinh tế thấp đến những chiếc lồng bạc triệu. Tuy nhiên, khi mới nuôi chim mộc (chim bổi)- tức là chim mới bắt từ rừng mang về, chim non mới bắt từ ổ hoặc chim non mới ấp nở ra ta chỉ cần những chiếc lồng ít tiền hoặc những chiếc lồng tự làm được là cũng có thể nuôi chim được rồi.
Yêu cầu: lồng chắc chắn, không để chim xổng lồng, có móc treo lên cây dễ dàng.
- Nan lồng nên làm bằng vật liệu tre, trúc để giảm thiểu tối đa việc tổn thương cho chim khi chim bổi (nhất là lúc mới bắt từ rừng về).
- Là loại lồng có thể lợp 3 mặt bằng lá cọ, hoặc phủ áo lồng bằng vải,...
Bên trong lồng phải có những coóng nước hình chén, cong ăn bằng mây, tre đan hình chum và một coóng nhỏ đựng khoáng, sỏi hoặc cho ăn vừng, lạc bổ sung khi cần thiết.
- Đáy lồng nên có một cái mẹt đan bằng tre, nứa để hứng chất thải của chim,...
Thông thường, người sành chơi chim gáy thường chọn lồng chim hình quả đào để nuôi chim gáy.
(Sưu tầm

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Về Canh Hoạch, xem làm lồng chim

Những ngày cuối tháng 4, chúng tôi về làng Vác hay còn gọi là làng Canh Hoạch thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội, nổi tiếng với nghề truyền thống làm lồng chim phục vụ những người chơi chim cả nước và xuất khẩu sang thị trường Anh, Mỹ, Nhật, Hàn... tạo việc làm ổn định cho thu nhập từ 6 - 10 triệu đồng/ tháng với mỗi hộ dân trong làng. Đáng chú ý, Canh Hoạch còn là điểm sáng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Vào đến đầu làng, chúng tôi đã cảm nhận không khí nhộn nhịp của sản xuất hiện hữu ở từng hộ gia đình, nhà nhà làm lồng chim, có nhà hoàn thiện, có nhà làm từng công đoạn. Ông Trần Văn Muôn, Trưởng xóm Thế Hiển, thôn Canh Hoạch cho biết, trong thôn giờ có hơn 1.000 hộ tham gia sản xuất lồng chim, đây là một nghề truyền thống của làng, nhưng mới phát triển mạnh trở lại mấy năm gần đây, sản phẩm của làng chủ yếu là cung cấp cho thị trường nội địa, và xuất khẩu một phần theo các đơn đặt hàng đến với thị trường Nhật, Hàn, Đài Loan, Hà Lan, Pháp, Mỹ, Anh. Nhờ có nghề làm lồng chim mà cuộc sống của dân trong thôn đã khấm khá hơn.
Ở đây, các hộ gia đình có thể làm được những loại lồng với đủ hình dáng và kích cỡ khác nhau như lồng tròn, lồng vuông, lồng lục lăng, lồng hình nhà rông, lồng hình mái chùa… tùy theo yêu cầu của khách.
Với đôi bàn tay khéo léo, người dân làng Vác đã kỳ công làm ra những chiếc lồng chim tuyệt đẹp, lồng làm đến đâu bán hết đến đó, làng có nghề nên người dân trong làng có việc làm ổn định, thu nhập bình quân mỗi hộ từ 6-10 triệu đồng/tháng.
Anh Trần Văn Thảo, một người có kinh nghiệm làm lồng lâu năm trong thôn cho biết, ở làng từ già đến trẻ ai cũng biết làm lồng chim, trẻ con từ nhỏ đã học theo người lớn nên giờ vào bất kỳ hộ nào trong thôn đều có sự tham gia của cả gia đình.
Nghề làm lồng chim đòi hỏi sự tỷ mẩn sự chính xác cao, sự khéo léo của đôi bàn tay người thợ. Để ra thành phẩm 1 chiếc lồng đẹp đòi hỏi nhiều công đoạn từ chọn loại tre, trúc tốt ở tận vùng núi Hòa Bình, Cao Bằng mang về ngâm 2 - 3 tháng rồi pha thành từng thanh, đem luộc. Sau đó mới chẻ, nắn vòng để tạo dáng lồng rồi vót nan, vẽ và đục hoa văn lên chân lồng. Rồi đem ghép lồng, mài thật nhẵn và quét dầu bóng...
Đặc biệt, nếu làm lồng chim cao cấp phải cần những thợ tay nghề cao, chạm trổ các họa tiết hoa lá cỏ cây, hoặc long, ly, quy, phượng vào gánh chim của lồng.
Anh Trần Văn Thảo đang hoàn thành công đoạn cuối của chiếc lồng chim có giá bán buôn 3,5 triệu đồng.
Tìm đến nhà nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ con của cụ Nguyễn Văn My – “ông tổ” nghề lồng chim của làng, anh đang say sưa cưa kéo, đục khắc, đan lồng chim. Tất cả như bị cuốn theo từng lát đan, từng nét chạm khắc kỳ công, tinh xảo trên những chiếc lồng to nhỏ.
Anh Nghệ cho biết, nhà anh đang hoàn thiện một số mẫu theo đơn đặt hàng, nên giờ cũng khá bận, bên cạnh làm lồng chim thì nhà anh còn làm đèn lồng xuất khẩu đi các nước theo đơn đặt hàng. Tiếng lành đồn xa về làng nghề làm lồng chim, nhiều khách hàng quốc tế đã tìm đến nhà nghệ nhân Nghệ để đặt hàng, sản phẩm làm ra được khách hàng đánh giá cao.
Trao đổi với PV Báo CAND, anh Nguyễn Văn Nghệ cho biết: “Nhà tôi chuyên làm hàng xuất khẩu, nên nếu có đơn hàng thì sử dụng nhiều lao động, vào mùa cao điểm, nhà tôi sử dụng hơn 20 lao động, với mức lương 5 - 6 triệu đồng/tháng, còn hiện nay, duy trì khoảng 5 công nhân tại xưởng, đồng thời giao đơn hàng cho các hộ làm khoán. Làm hàng xuất khẩu đòi hỏi tay nghề cao, kỹ thuật nên thu nhập của người dân cũng khá, nhiều nhà đã làm giầu từ lồng chim”.
Trong làng, nhiều hộ gia đình tham gia sản xuất lồng chim, sản xuất hàng chợ và hàng cao cấp giá nào cũng có, lồng chim có nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào độ tinh xảo và chất lượng vật liệu. Giá bán mỗi lồng chim có chạm trổ tinh xảo từ 3 đến 5 triệu đồng. Những chiếc nhỏ giá vài trăm nghìn. Còn hàng chợ được người dân sản xuất đại trà có giá bán từ 80 – 100 nghìn đồng/1 lồng. Với hàng chợ một hộ có thể sản xuất trong ngày 10 lồng, hàng làm đến đâu bán hết đến đấy, ngày nào trong thôn cùng có mấy chuyến xe tải chở hàng đi khắp cả nước.
Anh Trần Văn Điệp ở đầu thôn chia sẻ, nhà anh chuyên làm lồng chim cao cấp, giá bán buôn tại nhà từ 500 nghìn đồng/1 lồng, hàng đẹp nhất của nhà làm có giá 3,5 triệu đồng. Làm theo đơn đặt hàng, nên nhà anh là một trong những địa chỉ uy tín của khách hàng. Mỗi tháng nhà anh chỉ làm được hơn 20 cái.
Ông Trần Văn Thể, Phó Chủ tịch UBND xã Dân Hòa cho biết: Nghề làm lồng chim ở Canh Hoạch đã có thương hiệu và đây là một nét hấp dẫn du khách khi đến với xã Dân Hòa, và có phát triển du lịch kết hợp làng nghề được thì mới phát triển được làng nghề. Để làng nghề phát triển bền vững, người dân yên tâm sản xuất chính là đầu ra cho sản phẩm, đồng thời là các chính sách hỗ trợ cho dân làm nghề để làm sao vừa làm nghề và giữ được nghề giữa bộn bề khó khăn.
Hy vọng rằng vào một ngày không xa về Canh Hoạch, du khách sẽ được trải nghiệm thực tế và người dân cùng tham gia vào làm du lịch tạo được sức sống mạnh mẽ cho làng nghề, để làng nghề có thể vươn xa hơn nữa, tạo được dấu ấn đẹp trong lòng du khách.
Ông Lê Quang Dần, Trưởng Công an xã Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Nội cho biết: Thôn Canh Hoạch là một thôn đông dân nhất xã với gần 5.000 dân và hơn 1.000 hộ, cả thôn đều tham gia sản xuất lồng chim, đây một điểm sáng của xã về an ninh trật tự, không có tệ nạn xã hội. Gần 20 năm qua, xã Dân Hòa luôn là lá cờ đầu trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Nguồn: sưu tầm

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Cách phân biệt Chào Mào trống mái


Cũng sắp đến mùa Chào Mào non rồi, chắc có nhiều bạn vẫn nhầm lẫn trong việc chọn Chào Mào trống, mái. Mình sưu tầm bài viết này post AE đọc nhé Click to view full size

Nhìn hình dáng bên ngoài của đôi chim, thật khó đoán biết được con nào là trống và mái. Chim Chào Mào không có hình thái bên ngoài đặc biệt để phân biệt sự khác nhau của giới tính. Người ta hay sử dụng các phương pháp so sánh dưới đây để xác định giới tính, nhưng tất cả các kinh nghiệm dưới đây đều tỏ ra chưa chính xác tuyệt đối:

Kích thước:
Chiều dài của lông đỏ ở má.
Chiều dài của lông cánh.

Qua đó, xác định giới tính con mái có những đặc điểm như:
Con mái: lông đỏ ngắn hơn con trống, chiều dài cánh ngắn hơn (kích thước do được là 78 - 85 mm), dáng nhỏ con.
Con trống: Chiều dài cánh dài hơn, kích thước từ 83 - 91 mm, lông đỏ dài và dày hơn.

Lý do chưa chính xác tuyệt đối bởi vì, chúng sẽ phát triển hình thái lưỡng tính nếu như so chúng cùng chung một độ tuổi, những con còn non hoặc chưa đến độ tuổi trưởng thành có thể bị lầm lẫn theo cách so sánh này.

Bạn hãy nhìn thật kỹ ảnh con trống dưới đây, bạn sẽ thấy những sợi lông đỏ trên má dài hơn.
|
Click to view full size


Sự khác biệt giữa hai giới tính ở chim Chào Mào (ảnh dưới) - con bên trái là con mái được so sánh cùng độ tuổi.
|
Click to view full size


Độ tuổi của chào mào, được xác định phần lông cánh và chú ý bên ngoài rìa cánh. Dĩ nhiên các con non, chim tơ hay còn gọi là má trắng luôn có phần rìa cánh "mơn mởn" còn các con có tuổi, ở các rìa cánh thường trông như "bị khô" xơ xác. Mặc dù, chúng là loài thay lông hàng năm nhưng đối với con trưởng thành, sự "xơ xác" của phần lông cánh ấy chính là hoạt động của cánh khi bay và lông cánh bị ma sát vào không khí như ảnh minh họa dưới đây.

Click to view full size




Nguồn: sưu tầm internet

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Móc gỗ trắc đục rồng dùng cho các lồng vuông PK026

Móc gỗ trắc đục rồng dùng cho các lồng vuông PK026

Móc gỗ trắc đục rồng dùng cho các lồng vuông PK026

Móc gỗ trắc đục rồng dùng cho các lồng vuông PK026

Giá : 150.000VNĐ
-  Mô tả: Móc gỗ trắc đục rồng dùng cho các lồng vuông
-  Chất liệu : gỗ trắc


 - HOTLINE : 0987.501.304 or 0977.612.656

Móc phượng gỗ trắc dùng cho lồng vuông PK025

Móc phượng gỗ trắc dùng cho lồng vuông PK025

Móc phượng gỗ trắc dùng cho lồng vuông PK025

Móc phượng gỗ trắc dùng cho lồng vuông PK025

Giá : 250.000VNĐ
-  Mô tả: Làm tử gỗ trắc
-  Chất liệu : gỗ trắc



 - HOTLINE : 0987.501.304 or 0977.612.656

Móc đồng dùng cho lồng mi, chào mào... PK024


Móc đồng dùng cho lồng mi, chào mào... PK024

Móc đồng dùng cho lồng mi, chào mào... PK024


Móc đồng dùng cho lồng mi, chào mào... PK024

Giá : 200.000VNĐ
-  Mô tả: Móc đồng dùng cho lồng mi, chào mào...
-  Chất liệu : Đồng


 - HOTLINE : 0987.501.304 or 0977.612.656

Lồng chào mào tre già triện kỹ CM039

Lồng chào mào tre già triện kỹ CM039

Lồng chào mào tre già triện kỹ CM039

Lồng chào mào tre già triện kỹ CM039

Lồng chào mào tre già triện kỹ CM039

Giá : 1.400.000VNĐ
-  Mô tả: Lồng chào mào tre già triện kỹ, 5 vanh, đáy tre già
-  Chất liệu : tre già

 - HOTLINE : 0987.501.304 or 0977.612.656

Lồng chào mào tre già đục chim hoa CM038

Lồng chào mào tre già đục chim hoa CM038

Lồng chào mào tre già đục chim hoa CM038

Lồng chào mào tre già đục chim hoa CM038


Giá : 1.600.000VNĐ
-  Mô tả: Lồng chào mào làm từ tre già đục chim hoa, 5 vanh, đáy tre già
-  Chất liệu : tre già


 - HOTLINE : 0987.501.304 or 0977.612.656

Lồng chào mào tre già đục rồng CM037

Lồng chào mào đục rồng CM037

Lồng chào mào đục rồng CM037

Lồng chào mào đục rồng CM037

Lồng chào mào đục rồng CM037

Giá : 1.500.000VNĐ
-  Mô tả: Lồng chào mào tre già đục rồng, 5 vanh, sàn tre
-  Chất liệu : 100% tre già


 - HOTLINE : 0987.501.304 or 0977.612.656