Khướu (Timaliidae) họ chim, thuộc bộ Sẻ (Passeriformes) gồm các loài chim rất đa dạng, có cỡ trung bình, một số loài khướu cỡ nhỏ. Bộ lông khướu mềm, dày, xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và trên các cành cây, có tiếng hót vang và hay.
Phần lớn khướu sống thành đàn nhỏ, trong các tầng cây bụi hay dưới tán rừng, chủ yếu sống định cư.
Tổ hình chén hoặc tổ có mái che. Phần lớn các loài khướu, con trống và con mái có bộ lông và vóc dáng giống nhau.
Tổ hình chén hoặc tổ có mái che. Phần lớn các loài khướu, con trống và con mái có bộ lông và vóc dáng giống nhau.
I. Các loài khướu:
Trên thế giới có 254 loài khướu. Việt Nam có 95 loài, được xếp vào loài đặc hữu Việt Nam, phân bố ở các tỉnh miền Trung Việt Nam (như Quảng Bình, Quảng Trị), nam Trung bộ và đặc biệt ở Lâm Đồng. Khướu mun (tên khoa học là Garrulax chinensis lugens) được nuôi làm cảnh từ những năm 1994-1995 nhưng là vì chim rừng, nên khó nuôi. Chim khướu chọn nuôi đá nhau là chim khướu bạc má (có tên khoa học là Garrulax chinensis), khác với khướu đầu trắng (Garrulax lexcholophus).
Ở vùng Kỳ Anh (Hà Tĩnh), A Lưới núi Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế) có loài khướu gọi là khướu mỏ dài, tên khoa học là Jabouilleia danjoui, đây là loài chim đặc hữu quý của Việt Nam vừa có giá trị khoa học vừa có giá trị thẩm mỹ. Chim khướu này khi trưởng thành có mỏ dài, không cong, đuôi ngắn, bộ lông nâu hung vàng. Cằm, họng và giữa bụng trắng nhạt, sống định cư ở rừng độ cao 1000m.
Ngoài ra, còn có 2 loài chim khướu có giá trị nữa trong 95 loài khướu ở Việt Nam là khướu mỏ dẹt đuôi ngắn và khướu xám.
Khướu mỏ dẹt đuôi ngắn: Tên khoa học là Paradoxomus davidianus tonkinensis, cũng là họ Timaliidae, bộ sẻ Passeriformes. Chim này có đầu hung nâu tươi, đuôi nâu thẫm, cánh viền màu hung tươi, mắt hung nâu, chân xám hồng. Chúng sống ở các bụi tre nứa trên các vùng đồi có độ cao 600-1000m, có rất nhiều ở Bắc Cạn.
Khướu xám: Tên khoa học là Garrulax maesi, đây là loài chim khi trưởng thành, phần lông trước mắt dưới mắt, má và cằm cùng dãy lông mày có màu đen nhạt. Hai bên đầu có vệt trắng rộng chạy từ phía sau mắt đến cổ; tai xám nhạt; bụng và ngực phớt nâu. Mắt nâu hoặc đỏ. Chân xám đen.
Khước xám sống ở rừng rậm thường xanh nguyên sinh, thứ sinh và rừng khai thác. Người ta gặp chúng ở khu vực Lài Cao, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc… ở độ cao 1600m. Đây là loại chim hiếm, quý.
Trên thế giới có 254 loài khướu. Việt Nam có 95 loài, được xếp vào loài đặc hữu Việt Nam, phân bố ở các tỉnh miền Trung Việt Nam (như Quảng Bình, Quảng Trị), nam Trung bộ và đặc biệt ở Lâm Đồng. Khướu mun (tên khoa học là Garrulax chinensis lugens) được nuôi làm cảnh từ những năm 1994-1995 nhưng là vì chim rừng, nên khó nuôi. Chim khướu chọn nuôi đá nhau là chim khướu bạc má (có tên khoa học là Garrulax chinensis), khác với khướu đầu trắng (Garrulax lexcholophus).
Ở vùng Kỳ Anh (Hà Tĩnh), A Lưới núi Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế) có loài khướu gọi là khướu mỏ dài, tên khoa học là Jabouilleia danjoui, đây là loài chim đặc hữu quý của Việt Nam vừa có giá trị khoa học vừa có giá trị thẩm mỹ. Chim khướu này khi trưởng thành có mỏ dài, không cong, đuôi ngắn, bộ lông nâu hung vàng. Cằm, họng và giữa bụng trắng nhạt, sống định cư ở rừng độ cao 1000m.
Ngoài ra, còn có 2 loài chim khướu có giá trị nữa trong 95 loài khướu ở Việt Nam là khướu mỏ dẹt đuôi ngắn và khướu xám.
Khướu mỏ dẹt đuôi ngắn: Tên khoa học là Paradoxomus davidianus tonkinensis, cũng là họ Timaliidae, bộ sẻ Passeriformes. Chim này có đầu hung nâu tươi, đuôi nâu thẫm, cánh viền màu hung tươi, mắt hung nâu, chân xám hồng. Chúng sống ở các bụi tre nứa trên các vùng đồi có độ cao 600-1000m, có rất nhiều ở Bắc Cạn.
Khướu xám: Tên khoa học là Garrulax maesi, đây là loài chim khi trưởng thành, phần lông trước mắt dưới mắt, má và cằm cùng dãy lông mày có màu đen nhạt. Hai bên đầu có vệt trắng rộng chạy từ phía sau mắt đến cổ; tai xám nhạt; bụng và ngực phớt nâu. Mắt nâu hoặc đỏ. Chân xám đen.
Khước xám sống ở rừng rậm thường xanh nguyên sinh, thứ sinh và rừng khai thác. Người ta gặp chúng ở khu vực Lài Cao, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc… ở độ cao 1600m. Đây là loại chim hiếm, quý.
Vùng phân bố và đặc điểm màu sắc.
Trên thế giới, lòai chim khướu tập trung thành từng nhóm nhỏ, sống trong đám rừng tre hoặc trong những bụi cây rậm rạp. Tập trung ở miền nam Trung Quốc, phía tây tỉnh Vân Nam và khắp Đông Dương.
Khướu được nuôi và biết nhiều nhất là khướu bạc má Garrulax chinensis, khướu mun Garrulax chinensis lugens và khướu đầu trắng Garrulax lexcholophus. Khướu đầu trắng còn có tên gọi khác là bù chao, hoặc gọi đầy đủ là bù chao đầu bạc. Khướu đầu trắng hót không hay bằng hai con trước, nhưng bù lại chúng có thể bắt chước, nhại lại giọng húyt sáo của con người nên nuôi chúng rất vui cửa vui nhà.
Tại Việt Nam, chim khướu có mặt khắp nơi từ bắc miền Nam đến sát biên giới phía Bắc Việt Nam. Rất hiếm gặp tại tuyến rừng Bù Đăng – Bù Đốp đổ ra. Khướu có giọng hót rất lớn, rền và vang xa, đồng thời cũng có thể bắt chước được một số giọng hót đa dạng khác nên chúng cũng được gọi là khướu bách thanh.
Màu sắc của chúng tùy theo từng địa phương:
-Khướu đen tòan thân có màu đen, sống các vùng ven thuộc Quảng Trị, Quảng Bình. trở ra.
-Từ Quảng Trị, Quảng Bình trở ra, khướu có màu xám tro.
-Miền Trung, khướu có màu xám xanh đậm.
-Khu vực Đèo Chuối (Bảo Lộc) có màu xám xanh.
-Từ Bù Na trở ra, khướu có màu lông vàng nâu.
Khướu mun: Tòan thân có màu xám đen, màu tối nhưng nhìn sạch sẽ vì bộ lông óng mượt. Trên đầu lớt phớt vài cọng lông trắng, dưới hầu đen mun, chân đen, mỏ đen, ức cũng có vệt màu đen lan xuống lồng ngực. Chú ý con khướu đen nào có vệt đen nào càng dài càng quí.
Khướu bạc má: tòan thân có màu hung hung đỏ, hai bên má có đốm trắng bằng móng tay. Là lọai khướu có giọng hót hay và đa dạng nhất, thông minh nhất trong các lọai chim khướu. Từ “khướu bách thanh” là dùng chỉ khướu bạc má. Khướu bạc má có thể bắt chước rất nhiều giọng, giọng hót dài, đa âm đa sắc. Đặc biệt là khướu bạc má sống tại vùng Blao và Lâm Đồng.
Khướu được nuôi và biết nhiều nhất là khướu bạc má Garrulax chinensis, khướu mun Garrulax chinensis lugens và khướu đầu trắng Garrulax lexcholophus. Khướu đầu trắng còn có tên gọi khác là bù chao, hoặc gọi đầy đủ là bù chao đầu bạc. Khướu đầu trắng hót không hay bằng hai con trước, nhưng bù lại chúng có thể bắt chước, nhại lại giọng húyt sáo của con người nên nuôi chúng rất vui cửa vui nhà.
Tại Việt Nam, chim khướu có mặt khắp nơi từ bắc miền Nam đến sát biên giới phía Bắc Việt Nam. Rất hiếm gặp tại tuyến rừng Bù Đăng – Bù Đốp đổ ra. Khướu có giọng hót rất lớn, rền và vang xa, đồng thời cũng có thể bắt chước được một số giọng hót đa dạng khác nên chúng cũng được gọi là khướu bách thanh.
Màu sắc của chúng tùy theo từng địa phương:
-Khướu đen tòan thân có màu đen, sống các vùng ven thuộc Quảng Trị, Quảng Bình. trở ra.
-Từ Quảng Trị, Quảng Bình trở ra, khướu có màu xám tro.
-Miền Trung, khướu có màu xám xanh đậm.
-Khu vực Đèo Chuối (Bảo Lộc) có màu xám xanh.
-Từ Bù Na trở ra, khướu có màu lông vàng nâu.
Khướu mun: Tòan thân có màu xám đen, màu tối nhưng nhìn sạch sẽ vì bộ lông óng mượt. Trên đầu lớt phớt vài cọng lông trắng, dưới hầu đen mun, chân đen, mỏ đen, ức cũng có vệt màu đen lan xuống lồng ngực. Chú ý con khướu đen nào có vệt đen nào càng dài càng quí.
Khướu bạc má: tòan thân có màu hung hung đỏ, hai bên má có đốm trắng bằng móng tay. Là lọai khướu có giọng hót hay và đa dạng nhất, thông minh nhất trong các lọai chim khướu. Từ “khướu bách thanh” là dùng chỉ khướu bạc má. Khướu bạc má có thể bắt chước rất nhiều giọng, giọng hót dài, đa âm đa sắc. Đặc biệt là khướu bạc má sống tại vùng Blao và Lâm Đồng.
Phần 3 – Thuần dưỡng chim khướu
Khướu rất nhát người, thấy người đến gần lồng là nhảy tứ tung, dễ gãy đuôi, tróc trán. Nên phải cần có áo lồng và đặt vào nơi yên tĩnh. Khi quen dần mới từ từ tháo áo lồng.
Khướu mới mang về rất nhát và rất yếu vì mất nhiều nước. Lúc này ta nên pha sữa đút cho chim uống từ từ (chim sặc là chết ngay). Sau đó để vào nơi yên tĩnh cho chim mau lại sức. Chim trống chú ý vùng lông bao phủ hậu môn, lông có màu vàng khét.
Khướu lớn con (dài từ 20 – 24 cm) và hay nhảy tung lồng nên nuôi vào lồng tre/mây có đường kính 40 cm (lọai 72 nan) cao chừng 60 – 80 cm. Cầu lớn bằng ngón tay để cho khướu có thể đứng trên đó vững vàng.
Chim khướu uống rất nhiều nước. Thiếu nước, chim há hốc mỏ để thở và sẽ chết ít lâu sau đó. Vì vậy cần chú ý cung cấp nước đầy đủ cho chim. Nuôi khướu cần phải vệ sinh lồng và năng tắm nước thường xuyên. Khi tắm nước cần phải sưởi ấm cho chim ngay.
Thức ăn cho chim cũng dễ kiếm, ít tốn kém. Chỉ cho chúng ăn chuối trộn với cám Ba Vì, hoặc hỗn hợp gạo trộn trứng. Có thể dùng bột đậu phụng (lạc rang) trộn chung với lòng đỏ trứng vịt cho chim mau căng, hót hay. Chim càng căng lửa sẽ càng hót hay, cung cấp thêm gián đất, dế, cào cào, thằn lằn hoặc thịt bò xé nhỏ để chim tăng thêm sức đề kháng.
Nhân tiện, xin trích nguyên văn cách thuần dưỡng chim khướu trích từ nguồn cuocsongviet.com. Bài viết dưới đây:
“ Muốn thuần hóa chim khướu có hiệu quả, theo các nghệ nhân Nguyễn Phúc Liêm, Thừa Nhân Đạo, Lê Trương và một số nghệ nhân Lê Văn Thành, Nhất An… phải hết sức tốn công và kiên nhẫn.
Chim non tại ổ chưa đủ lông đủ cánh (chưa ra ràng) chúng chưa đủ trí khôn để nhận ra mồi, chưa bay được thường chỉ là nhờ vào ba mẹ đút mớm.
Người ta làm cho chúng một nhân tạo mô phổng theo tổ thật của chúng trên rừng, giử không khí ấm nhưng thoáng. Cách một giờ đút mồi một lần vì chúng tiêu hóa thức ăn nhanh để mau lớn. Khi đói, thấy người, chúng há mỏ ra chờ… Còn khi no, dù có cạy mỏ vẫn không hé. Chừng 6 tuần tuổi chúng biết bay nhảy. Độ 2 tháng , chúng tập hót, ban đầu là đơn âm, không đa âm trầm bổng. Chúng ta có thể thả như nuôi gà vịt, tối chúng biết vào lồng ngủ.
Chim trưởng thành khó nuôi hơn. Chúng bay nhảy tứ tung để thoát thân nên dễ bị bể đầu sứt móng, có con vài hôm lăn ra chết. Vì vậy, để hạn chế phản ứng, ta nuôi trong lồng được phủ kín có để sẵn nước, sâu, chuối chín. Lồng chim phải treo nơi thanh vắng… đở cho chim hỏang hốt. Vài ba hôm, hạ lồng xuống thay thức ăn rồi treo lên chỗ cũ..áo phủ lồng hé dần cho chim quen với bên ngoài. Thường thì mất 4 tháng chim mới quen, nửa năm chim mới thuần thục.
Khi thuần thục rồi, chim hót rất hay và giữ được ”giọng rừng”, khác với chim khướu non ta nuôi từ bé giọng hót không điêu luyện. Vì vậy, nghệ nhân thích thuần dưỡng chim khướu bổi hơn.
Người nuôi chim thường khó tính, mua, họ, chọn mỏ, mắt, lông, chân, ngón, móng… phải hòan chỉnh, còn có chút ”tì vết” dù hót có hay ta cũng….thả, không tiếc vì ít giá trị.
Cuối cùng, các nghệ nhân nuôi chim cho biết: Chim hót rất ưa tắm, vài ba ngày phải cho tắm một lần, mỗi lần 15 phút. Khi tắm phải sang lồng chim khác cho chim, phải giữ lồng cho sạch sẽ, nghĩa là vệ sinh cho chim.”
Khướu mới mang về rất nhát và rất yếu vì mất nhiều nước. Lúc này ta nên pha sữa đút cho chim uống từ từ (chim sặc là chết ngay). Sau đó để vào nơi yên tĩnh cho chim mau lại sức. Chim trống chú ý vùng lông bao phủ hậu môn, lông có màu vàng khét.
Khướu lớn con (dài từ 20 – 24 cm) và hay nhảy tung lồng nên nuôi vào lồng tre/mây có đường kính 40 cm (lọai 72 nan) cao chừng 60 – 80 cm. Cầu lớn bằng ngón tay để cho khướu có thể đứng trên đó vững vàng.
Chim khướu uống rất nhiều nước. Thiếu nước, chim há hốc mỏ để thở và sẽ chết ít lâu sau đó. Vì vậy cần chú ý cung cấp nước đầy đủ cho chim. Nuôi khướu cần phải vệ sinh lồng và năng tắm nước thường xuyên. Khi tắm nước cần phải sưởi ấm cho chim ngay.
Thức ăn cho chim cũng dễ kiếm, ít tốn kém. Chỉ cho chúng ăn chuối trộn với cám Ba Vì, hoặc hỗn hợp gạo trộn trứng. Có thể dùng bột đậu phụng (lạc rang) trộn chung với lòng đỏ trứng vịt cho chim mau căng, hót hay. Chim càng căng lửa sẽ càng hót hay, cung cấp thêm gián đất, dế, cào cào, thằn lằn hoặc thịt bò xé nhỏ để chim tăng thêm sức đề kháng.
Nhân tiện, xin trích nguyên văn cách thuần dưỡng chim khướu trích từ nguồn cuocsongviet.com. Bài viết dưới đây:
“ Muốn thuần hóa chim khướu có hiệu quả, theo các nghệ nhân Nguyễn Phúc Liêm, Thừa Nhân Đạo, Lê Trương và một số nghệ nhân Lê Văn Thành, Nhất An… phải hết sức tốn công và kiên nhẫn.
Chim non tại ổ chưa đủ lông đủ cánh (chưa ra ràng) chúng chưa đủ trí khôn để nhận ra mồi, chưa bay được thường chỉ là nhờ vào ba mẹ đút mớm.
Người ta làm cho chúng một nhân tạo mô phổng theo tổ thật của chúng trên rừng, giử không khí ấm nhưng thoáng. Cách một giờ đút mồi một lần vì chúng tiêu hóa thức ăn nhanh để mau lớn. Khi đói, thấy người, chúng há mỏ ra chờ… Còn khi no, dù có cạy mỏ vẫn không hé. Chừng 6 tuần tuổi chúng biết bay nhảy. Độ 2 tháng , chúng tập hót, ban đầu là đơn âm, không đa âm trầm bổng. Chúng ta có thể thả như nuôi gà vịt, tối chúng biết vào lồng ngủ.
Chim trưởng thành khó nuôi hơn. Chúng bay nhảy tứ tung để thoát thân nên dễ bị bể đầu sứt móng, có con vài hôm lăn ra chết. Vì vậy, để hạn chế phản ứng, ta nuôi trong lồng được phủ kín có để sẵn nước, sâu, chuối chín. Lồng chim phải treo nơi thanh vắng… đở cho chim hỏang hốt. Vài ba hôm, hạ lồng xuống thay thức ăn rồi treo lên chỗ cũ..áo phủ lồng hé dần cho chim quen với bên ngoài. Thường thì mất 4 tháng chim mới quen, nửa năm chim mới thuần thục.
Khi thuần thục rồi, chim hót rất hay và giữ được ”giọng rừng”, khác với chim khướu non ta nuôi từ bé giọng hót không điêu luyện. Vì vậy, nghệ nhân thích thuần dưỡng chim khướu bổi hơn.
Người nuôi chim thường khó tính, mua, họ, chọn mỏ, mắt, lông, chân, ngón, móng… phải hòan chỉnh, còn có chút ”tì vết” dù hót có hay ta cũng….thả, không tiếc vì ít giá trị.
Cuối cùng, các nghệ nhân nuôi chim cho biết: Chim hót rất ưa tắm, vài ba ngày phải cho tắm một lần, mỗi lần 15 phút. Khi tắm phải sang lồng chim khác cho chim, phải giữ lồng cho sạch sẽ, nghĩa là vệ sinh cho chim.”
Phần 4 – Mùa sinh sản
Chim khướu thường đẻ vào mùa hè, tức là từ tháng 4 đến tháng 6. Ổ thường được làm trên các cây cao trên lưng chừng núi. Mỗi ổ chứa khỏang 3 – 5 quả trứng. Chim ấp 15 ngày trứng nở. Chim non sau 45 ngày có thể tự kiếm ăn. Đến 4 – 5 tháng tuổi, chim thay lông trưởng thành. Lúc này chim non bắt đầu tập hót, giọng sẽ từ từ lớn dần.
Phần phụ – Chú ý:
-Khướu có mỏ hở hoặc mỏ kênh sẽ hót được rất nhiều giọng.
-Khướu có đuôi tròn khi nhảy thường xòe đuôi. Khi chim thuần, chim “hót hay múa đẹp” dễ dàng.
-Chim trống chú ý vùng lông bao phủ hậu môn, lông có màu vàng khét.
Phần phụ – Chú ý:
-Khướu có mỏ hở hoặc mỏ kênh sẽ hót được rất nhiều giọng.
-Khướu có đuôi tròn khi nhảy thường xòe đuôi. Khi chim thuần, chim “hót hay múa đẹp” dễ dàng.
-Chim trống chú ý vùng lông bao phủ hậu môn, lông có màu vàng khét.
Nguồn: sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét