Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Kinh nghiệm chọn chim khướu


Thật khó phân biệt và chọn một "em" Khướu giữa một đàn Khướu bổi, đặc biệt là Khướu mới bẫy về, còn nhát người và nhốt chung thì càng khó vì Khướu bay loạn xạ, không thể nhận biết "em" nào lại em nào. Có một số quán (tiệm bán chim) dễ tính hơn thì lại nhốt 1 em một lồng, và dùng tấm bìa cứng hay tấm cattong áp ở mặt ngoài để che hai mặt hai bên lồng lại như vậy chim sẽ có phàn ổn định hơn, và bản chất em nào dữ hay siêng hót thì sẽ sớm xổ giọng ra, như vậy sẽ tiện cho người mua chim hơn.

Thường thì kinh nghiệm những người chơi chim nói chung đều chọn và bắt những em đầu lớn, mình dài, lông có màu tối hơn (nhìn khỏe chim), chân lớn, cổ lớn…như vậy tỉ lệ chim trống sẽ rất cao. Ngoài cách thong dụng này, hôm nay Hiền Cô Nương xin chia xẻ với anh em ChimCanhVn một số cách giúp xác định được chim trống, chim mái!
Chim Trống: 
Chùm lông màu đen ở gần mũi rậm, mọc dài, nhô lên cao.
Ngoài ra còn có cách quan sát vệt đen ở đuôi mắt của Khướu, chim trống sợi lông lớn hơn, tạo thành vệt đen lớn bản, dài hơn, kéo dài về phía sau và phần cuối hơi nhọn. . Cầm nhẹ chim ở tay, dung ngón tay c bàn tay kia vuốt nhẹ phần lông đen phía sau đuôi mắt, vuốt theo chiều của mí mắt sẽ thấy được phần cuối của vệt đen này là nhọn hay hơi vuông góc. Theo kinh nghiệm thì Khướu Ô dễ xem phần vệt lông đen này hơn, Bạc Má thì hơi khó tí vì phần lông trắng sẽ che khuất phần nào, với Khướu Ô Lờ thì hơi khó phân biệt vì vốn sẵn sắc lông ở Má không được trắng tinh như khướu Bạc Má.

Chim Mái:
Chùm lông mũi nhỏ hơn, thấp và thưa.
Vệt lông đen ở phần đuôi mắt không nhọn như Khướu trống mà có phần mọc hơi vuông góc, hơi khó phân biệt tí, nhưng chơi Khướu lâu năm và chịu khó quan sát tí thì Hiền Cô Nương nghĩ anh em ChimCanhVn sẽ sớm phân biệt được thôi.

Nhìn chung thì người ta thường lẫn lộn giữa khướu hót và khướu đá, chim trống và chim mái vì dáng người hơi giống nhau, nhưng nếu ai nhìn kỹ thì sẽ thấy những điểm khác nhau rõ rệt về đầu, lông ở quanh mỏ, râu và đám lông đen ở phía dưới cổ, ướm…thì sẽ nhận ra những điểm khác biệt.

Muốn mua được một em Khướu trống hay, phù hợp với mục đích nuôi thì tốt nhất là kết bạn với những tay bẫy chim, và đặt tiền cọc trước (50%, sẽ thanh toán số còn lại sau khi nhận chim), vì họ đi bẫy nên biết con nào là chim trống, con nào hót được nhiều giọng và hay, con nào ít hót, con nào thích hợp cho việc đá hơn.... cái này thì có thể hỏi thăm những người trong diễn đàn, hi vọng là có người đi bẫy Khướu.

Nếu không quen ai hết thì đành vào tiệm bán chim "tậu" cho mình một em thôi! Khi mua chim nên nhớ: không nên vội vàng quyết định, vì chim chưa mua thì còn có đó, có mất đâu mà sợ, ngồi ra xa một tí và quan sát, chứ ngồi gần chim bay loạn xạ chỉ có nước hoa cả mắt thôi! Ban đầu chỉ cần nhìn lướt qua và so sánh em này với em kia là sẽ thấy được những điểm khác biệt, em nào lớn xác, đầu thon, đòn dài... Nếu ai có kinh nghiệm thì có thể hót giọng chim mái, hoặc huýt sáo nghe âm thanh như "chọc huyết, chọc huyết", hoặc âm thanh "rò rò..." của chim mái. Hãy kiên trì, có thể mới tập nên giọng hót không giống chim Khướu cho lắm, nhưng mà Hiền Cô Nương tin sẽ có con nghe được, thế là nổi máu "anh hùng" muốn chứng tỏ cho tất cả biết nó là đầu đàn, là chim dữ , để lấy điểm với mấy em mái kia nên nó sẽ hót lại, và khi một con hót thì điều tất yếu là những con khác sẽ hót trả lời. Nếu là chim nhốt chung 1 lồng lớn thì hãy chú ý đến những đặc điểm dù là nhỏ nhất của những con chim hót, vì chắc chắn nó là chim trống, nếu nghe hót "rò rò..." nhỏ nhỏ, ấm cuối kéo dài và kêu nhỏ nhỏ không hót tiếng nào to cả thì đó là chim mái. Chim trống hót nhiều điệu và nhiều tiếng hơn, tiếng vang xa. Sau đó xem tổng quan lại một lượt, xem dáng con nào được, thích hợp cho mục đích nuôi của mình mới chọn. Nếu chim nhốt một lồng một em thì cũng làm tương tự, cách này dễ chọn hơn vì dễ so sánh giữa con này với con khác.

Thuần dưỡng chim khướu

Muốn thuần hóa chim khướu có hiệu quả, theo các nghệ nhân Nguyễn Phúc Liêm, Thừa Nhân Đạo, Lê Trương và mộ số nghệ nhân Lê Văn Thành, Nhất An… phải hết sức tốn công và kiên nhẫn.
Chim non tại ổ chưa đủ lông đủ cánh( chưa ra ràng) chúng chưa đủ trí khôn để nhận ra mồi, chưa bay được thường chỉ là nhờ vào chim cha, mẹ đút mớn.
Người ta làm cho chúng một nhân tạo mô phổng theo tổ thật của chúng trên rừng, giử không khí ấm nhưng thoáng. Cách một giờ đút mồi một lần vì chúng tiêu hóa thức ăn nhanh để mau lớn. Khi đói, thấy người, chúng há mỏ ra chờ… Còn khi no, dù có cạy mỏ vẫn không hé. Chừng 6 tuần tuổi chúng biết bay nhảy. Độ 2 tháng , chúng tập hót, ban đầu là đơn âm, không đa âm trầm bổng. Chúng ta có thể thả như nuôi gà vịt, tối chúng biết vào lồng ngủ.
Chim trưởng thành khó nuôi hơn. Chúng bay nhảy tứ tung để thoát thân nên dễ bị bể đầu sứt móng, có con vài hôm lăn ra chết. Vì vậy, để hạn chế phản ứng, ta nuôi trong lồng được phủ kín có để sẵn nước, sâu, chuối chín. Lồng chim phải treo nơi thanh vắng… đở cho chim hỏang hốt. Vài ba hôm, hạ lồng xuống thay thức ăn rồi treo lên chỗ cũ..áo phủ lồng hé dần cho chim quen với bên ngoài. Thường thì mất 4 tháng chim mới quen, nửa năm chim mới thuần thục.
Người nuôi chim thường khó tính. Khi mua, họ chọn mỏ, mắt, lông, chân, ngón, móng chim… phải hòan chỉnh, còn có chút ”tì vết” dù hót có hay ta cũng….thả, không tiếc vì ít giá trị.
Cuối cùng, các nghệ nhân nuôi chim cho biết: Chim hót rất ưa tắm, vài ba ngày phải cho tắm một lần, mỗi lần 15 phút. Khi tắm phải sang lồng chim khác cho chim, phải giữ lồng cho sạch sẽ, nghĩa là vệ sinh cho chúng
Nguồn: sưu tầm

I.PHÂN BIỆT TRỐNG MÁI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét